Mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không ạ? Thai phụ bị giang mai được điều trị như thế nào? Nếu thai phụ bị giang mai lựa chọn sinh mổ thì có tránh được việc lây bệnh cho bé sơ sinh không? Em bé ra đời với bệnh giang mai lây từ mẹ thì sẽ gặp những vấn đề gì về sức khỏe?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khi mang thai được 4-5 tháng thì có sự trao đổi máu mẹ qua hồ huyết với nhau, khi đó có khả năng lây. Tùy thuộc vào nồng đọ virus, vi khuẩn, nếu nồng độ cao thường gây thai lưu, thai chết non; nếu nồng độ virus thấp hơn, có thể sau khi sinh thai mới chết hoặc xuất hiện giang mai thì đó gọi là giang mai bẩm sinh.
Người ta chia làm 2 loại:
- Giang mai bẩm sinh sớm: Vừa sinh xong xuất hiện giang mai, có thể vài ngày hoặc 1-2 tháng sau
- Giang mai bẩm sinh muộn: Sau sinh 2 năm mới phát hiện giang mai.
Nếu phát hiện sớm thì trẻ có thể điều trị nhanh lành, thường giang mai giai đoạn đầu chỉ cần tiêm 2 mũi thuốc, trong vòng 2 tuần thì 1-2 ngày sau đã sạch xoắn giang mai. Nếu phát hiện ở giai đoạn 2-3 thì thời gian điều trị kéo dài hơn và tỷ lệ khỏi bệnh cũng giảm đi.
Giang mai lây nhiễm qua bào thai ở tháng thứ 4-5, khi đã bị nhiễm rồi thì sinh thường hay mổ thì em bé đều bị giang mai bẩm sinh.
Khi bị giang mai bẩm sinh, trẻ sẽ có khuôn mặt giống cụ già, gan lách to, xuất hiện những bóng nước, hồng ban trên bàn tay, bàn chân, niêm mạc và ở người.
Thân mến.
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Bà bầu mắc bệnh giang mai có nguy hiểm cho bé? Sinh mổ có tránh được lây nhiễm cho bé? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.