Dạ bác sĩ cho em hỏi, Ở Bệnh viện Quy Nhơn 2 ngày cho em xuất viện trong khi mặt em sưng và nhức. Bệnh viện giải thích là em chỉ nứt xương mặt, có chuyển hồ sơ phim ảnh qua bên phẫu thuật nhưng bên đó không nhận, nói là chưa đến mức phải giải phẫu. Sau khi ra viện em vào Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM khám, chụp hình lại thì bác sĩ nói em bị gãy, hỏi có muốn phẫu thuật không. Em nói bệnh viện ngoài quê nói nứt, không cần mổ nhưng sao trong đây lại nói gãy. Em hỏi bác sĩ nếu không phẫu thuật có lành chỗ nứt gãy không thì bác sĩ trả lời là có nhưng mặt em sẽ hơi lệch, không giống trước. Em rất lo bởi hai bệnh viện nói khác nhau như vậy. Nay cũng 3 tuần rồi, mặt em không còn nhức nhưng vẫn còn hơi sưng, hàm răng trên bên trái bị tê rất nhiều. Mong bác sĩ cho em lời khuyên giờ phải làm như thế nào ạ? Chúc bác sĩ năm mới phát tài và hạnh phúc bên gia đình.

Mặt sưng, hàm răng trên bên trái bị tê do gãy xương hàm. Ảnh minh họa - Nguồn Interet
Chào em,
Bác sĩ đọc một phim Xquang đôi khi cũng gặp khó khăn, do nhiều yếu tố, như góc chụp phim, độ phân giải của phim, kỹ thuật chụp phim, đặc điểm của tổn thương, kinh nghiệm đọc phim nữa. Bệnh viện Quy Nhơn là bệnh viện đa khoa (nhiều chuyên ngành trong đó), trong khi Bệnh viện Răng Hàm Mặt lại là bệnh viện chuyên sâu về vấn đề Răng Hàm Mặt thì chắc chắn là kỹ thuật chụp phim và kinh nghiệm phải dày dặn hơn 1 bệnh viện đa khoa rồi. Hơn nữa, cũng có thể do góc chụp nên phim trước của Bệnh viện Quy Nhơn chỉ thấy nứt xương, còn tới Bệnh viện Răng Hàm Mặt thì thấy gãy rồi, chứ không phải là trước đây em bị nứt xương, mấy ngày sau thì chuyển sang gãy xương đâu.
Tư vấn của bác sĩ dựa theo phim đọc là đúng, nếu chỉ nứt xương thì chưa đến mức phẫu thuật, nhưng nếu có gãy xương rồi thì "nếu em không phẫu thuật có lành chỗ nứt gãy không thì bác sĩ trả lời là có nhưng mặt em sẽ hơi lệch, không giống trước". Như vậy, quyết định thuộc về em, nếu em muốn phẫu thuật theo đúng tuyến BHYT thì có thể đem phim mới chụp của Bệnh viện Răng Hàm Mặt đưa lại cho bệnh viện tỉnh nhà để xem xét lại, còn không muốn phẫu thuật thì tái khám tại địa phương để bác sĩ kê thuốc giảm sưng giảm đau cho em đến khi hết khó chịu.
Thân mến.
Gãy xương hàm trên được coi là gãy xương mặt. Gãy xương hàm trên có thể gây ra chứng song thị, tê vùng da dưới mắt (vì chấn thương dây thần kinh) hay sự bất thường ở xương gò má (có thể cảm nhận khi di chuyển một ngón tay dọc theo nó). Có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm khó chịu do gãy xương hàm trước khi đến bác sĩ hoặc nha sĩ: Phòng ngừa gãy xương hàm bằng cách tránh các chấn thương hoặc tác động đến vùng cằm và mặt dưới bằng cách: |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Bị gãy xương hàm phải làm sao? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.