Bị suy nghĩ nhiều, ám ảnh về việc đã qua phải làm sao?

Bị suy nghĩ nhiều, ám ảnh về việc đã qua phải làm sao? nói riêng và bệnh thường gặp nói chung là vấn đề được nhiều người inbox về cho mình trong thời gian gần đây, tuy nhiên lại có quá nhiều thông tin liên quan trên mạng nên phần nào khiến người đọc trở nên khó khăn hơn. Dù là bệnh thường gặp hay không, thì chúng ta cũng không được chủ quan nhé. Tại đây, mình sẽ tổng hợp tự động lại từ các trang thông tin uy tín với mục đích là xây dựng 1 bài viết về Bị suy nghĩ nhiều, ám ảnh về việc đã qua phải làm sao? có ích cho người đọc. Bạn đọc lưu ý rằng, những thông tin tổng hợp dưới đây không được tự ý áp dụng dưới bất kỳ hình thức nào, nếu bạn bị bệnh hãy tới thăm khám tại bệnh viện uy tín, nơi có những bác sĩ chuyên môn.

Em năm nay 17 tuổi. Không biết từ bao giờ mà em mắc phải triệu chứng làm một việc gì đó xong một lúc lâu sau thì ngồi suy nghĩ lại có phải hồi nãy mình làm vậy không ta. Ví dụ như em kể chuyện cho ai đó nghe, xong sau đó bắt đầu suy nghĩ miết trong đầu, hồi nãy mình kể cho họ nghe vậy đúng không ta, câu chuyện phải như vậy không ta. Em cứ suy nghĩ hoài vấn đề đó trong đầu, đôi khi không còn tâm trạng để làm việc khác nữa. Ngày nào em cũng bị như vậy, hết chuyện này đến chuyện khác. Dù em đã cố lơ đi để quên nhưng nó cứ ám ảnh khiến em phải suy nghĩ. Nếu không thì em cứ khó chịu, bứt rứt trong người không làm chuyện gì khác được. Mong bác sĩ cho lời khuyên. (Nguyễn Như Hoa - dahoa...@gmail.com)
 

Bị suy nghĩ nhiều, ám ảnh về việc đã qua phải làm sao?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Em thân mến,

Việc nhớ lại những gì mình đã làm, đã nói để kiểm điểm xem mình làm có đúng hay không, có thể chỉ là do bản tính cẩn thận mà thôi. Tuy nhiên, khi việc này lặp lại quá thường xuyên, em không có khả năng kiểm soát những suy nghĩ trong đầu mình nữa, ảnh hưởng đến việc làm hiện tại của mình, thì đó là dấu hiệu của rối loạn tâm lý - tâm thần.

Em đừng bị “dị ứng” hay quá sợ hãi với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”. Đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Bệnh của em cần được điều trị và có thể điều trị được vì phát hiện sớm. Tuy nhiên, tôi không phải là chuyên khoa tâm thần. Do đó em vẫn cần phải khám bác sĩ tâm thần để xác định rõ loại bệnh và điều trị thích hợp.

Để chẩn đoán một người có bệnh rối loạn tâm lý - tâm thần hay không, mức độ ra sao, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì bác sĩ và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau. Bởi vì các bệnh lý tâm thần sẽ có một số triệu chứng chồng lấp với nhau, bác sĩ phải dành thời gian khai nhác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào.

Đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Bản thân mình là quan trọng nhất nên em hãy mạnh dạn điều trị để chữa khỏi cho mình và mang lại một cuộc sống tốt hơn, cho mình, em nhé!

Trân trọng!

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam hiện có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Còn theo Viện Sức khỏe tâm thần 30% dân số đang mắc các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần. Đáng lo ngại là nhiều người bỏ qua những triệu chứng ban đầu, đến khi phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn.  
 

Dấu hiệu nhận biết của bệnh này bắt đầu từ sự trầm cảm, người bệnh có cảm giác buồn chán, trống rỗng, khó tập trung suy nghĩ, hay quên, luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì, cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều, hay cáu gắt, giận dữ, giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày, giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều, nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. 

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa…Đây là những triệu chứng mà người bệnh thường bỏ qua hoặc tự điều trị. Ngoài ra, nhiều người chọn cách giấu bệnh, không đi khám chữa vì sợ người khác nghĩ mình bị tâm thần, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống..., dẫn tới tỷ lệ đi khám các bệnh tâm thần rất thấp.

Mỗi người phải học cách phân bổ thời gian hợp lý cho mối quan hệ gia đình, bạn bè, công việc và những điều khác. Dành thời gian để có hoạt động thư giãn, không phải giải trí. Quan tâm tới cơ thể nhiều hơn, sức khỏe và tâm trí của mình và nên đến bệnh viện kiểm tra nếu tự mình phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. 
 

 

Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Bị suy nghĩ nhiều, ám ảnh về việc đã qua phải làm sao? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.


Giới thiệu về tôi

An Khang

Chào mừng bạn đã đến với website của tôi. Blog là một trang cá nhân được tổng hợp các tin tức trên mạng bằng công cụ tự động. Tất cả thông tin chỉ mang tinh chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức nào. Nếu bạn có góp ý gì về bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi qua phần Liên Hệ hoặc để lại comment bên dưới.



Scroll to Top