Thưa bác sĩ, Tôi 57 tuổi, rất gầy yếu và dễ nhiễm bệnh. Hiện giờ tôi mắc bệnh thoái hóa xương tất cả các khớp cổ, lưng, gối và bàn chân, bàn tay. Hàng ngày tôi ăn mỗi bữa là 1 miệng chén cơm, 1 chén rau, ăn thức ăn rất ít, một bữa chỉ ăn 30g (thịt heo hoặc cá sông, nếu ăn tôm thì chỉ 3 con nhỏ) vì tôi không ăn được hơn. Tôi không ăn thịt bò, cá biển, hải sản; trái cây 1 ngày ăn 200gram. Xin hỏi bác sĩ giờ tôi phải ăn chế độ như thế nào để tăng sức khỏe và nên uống loại sữa nào thì tốt? Đường máu của tôi hiện giờ 100/110, gan tốt, thận tốt, tim tốt. Nhưng tôi hay bị cảm cúm, ho, đau họng, và xoang mũi vào mùa lạnh, sức đề kháng yếu, ho cả tháng không khỏi. Tôi là nội trợ, làm việc nhà vẫn bình thường.

Thực phẩm giàu protein. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào cô,
Các loại thực phẩm sau đây được xem là giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng:
- Thực phẩm giàu protein như thịt heo, thịt bò, thịt gà, trứng, cá, sữa, đậu hạt, thực phẩm chế biến từ đậu nành.
- Các loại rau quả có màu cam nhạt như cà rốt, cà chua, bí ngô, mơ, xoài..; có màu xanh đậm như bông cải xanh, trái cây màu xanh, rau có lá màu xanh… chứa nhiều chất tiền vitamin A.
- Các thực phẩm giàu vitamin C như sơ ri, cam, quýt, chanh, nho, bưởi, táo tây, kiwi, bơ, chuối, dứa…
- Thịt bò, trứng, các loại hải sản như cua, hàu, cá mòi… giàu kẽm, giúp cơ thể có nhiều kháng thể ngăn ngừa virus cúm xâm nhập. Các loại hạt đậu, hạt bí cũng có tác dụng tăng cường kháng thể.
Để tăng cường sức khoẻ, cô cần bổ sung đủ các nhóm chất đường bột, đạm, mỡ, vitamin và khoáng chất mỗi ngày, nếu không ăn được nhiều trong 1 lần thì có thể chia thành 4-6 bữa/ngày. Nếu uống sữa thì nên ưu tiên sữa tách kem, ít béo, sữa từ thực vật, bổ sung vitamin và khoáng chất…
Ngoài ra, phụ nữ nội trợ thường ít tập thể dục vì cho rằng chỉ cần lao động, làm việc nhà đủ, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Cô nên dành ít nhất 30 phút/ngày cho các hoạt động đi bộ, dưỡng sinh, tập hít thở và vận động xương khớp; ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng cô nhé!
Thân mến.
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo đó là phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi. Thoái hóa khớp chính là sự mất cân bằng giữa tái tạo và thoái hóa của sụn khớp, xương dưới sụn khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Một số yếu tố có thể tác động đến quá trình này: Sự tổn thương sụn và xương dưới sụn chính là nguồn gốc của thoái hóa khớp. Do vậy, cơ thể cần được cung cấp những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn, cân bằng lại quá trình hủy hoại và tái tạo của các tế bào tại đây, từ đó giúp tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ - gân - sụn khớp. |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Bị thoái hóa khớp cần chú ý ăn uống như thế nào? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.