Bị u lành ở gan có nguy hiểm?

Bị u lành ở gan có nguy hiểm? nói riêng và bệnh thường gặp nói chung là vấn đề được nhiều người inbox về cho mình trong thời gian gần đây, tuy nhiên lại có quá nhiều thông tin liên quan trên mạng nên phần nào khiến người đọc trở nên khó khăn hơn. Dù là bệnh thường gặp hay không, thì chúng ta cũng không được chủ quan nhé. Tại đây, mình sẽ tổng hợp tự động lại từ các trang thông tin uy tín với mục đích là xây dựng 1 bài viết về Bị u lành ở gan có nguy hiểm? có ích cho người đọc. Bạn đọc lưu ý rằng, những thông tin tổng hợp dưới đây không được tự ý áp dụng dưới bất kỳ hình thức nào, nếu bạn bị bệnh hãy tới thăm khám tại bệnh viện uy tín, nơi có những bác sĩ chuyên môn.

Thưa bác sĩ, Ngày 15/2/2019 sau khoảng 15 hôm tôi thấy mặt mình thường xuyên xảy ra tình trạng đỏ bừng mặt, 2 hôm gần nhất tôi có thấy mặt mỗi khi trời hơi nóng tôi thấy mặt hơi sưng và ngứa mặt, tôi có đi kiểm tra tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hà Nội - Bắc Giang, bác sĩ cho tôi làm siêu âm ổ bụng (gan mật, tụy, lách, thận, bàng quang). Kết quả siêu âm của tôi như sau: Gan - đường mật có kích thước dọc gan trái là 12.3cm. Dọc gan phải là 17.5cm, nhu mô tăng âm vừa đều, hạ phân thùy VIII cấu trúc giảm âm kích thước 14x9.7mm, đường mật trong và ngoài gan không giãn, không thấy sỏi. Kết luận siêu âm là gan to, nhiễm mỡ độ 2, nốt giảm âm gan phải. Sau đó tôi cầm phiếu siêu âm về bác sĩ kết luận là tôi có khối u lành, bác sĩ hẹn 3 đến 6 tháng sau quay lại kiểm tra lại. Tôi rất hoang mang, mong muốn bác sĩ tư vấn trường hợp của tôi liệu có bị sao không ạ, ví dụ giả sử khối u đó là u ác đi chẳng hạn thì liệu bệnh tình tôi có nguy hiểm nguy kịch không ạ? Và liệu có cách chữa trị không? Tôi chỉ có tiền sử bệnh viêm xoang mãn tính. Xin lời khuyên tư vấn của bác sĩ, xin cảm ơn!
 

Bị u lành ở gan có nguy hiểm?

U máu trong gan. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

U lành ở gan thường gặp là u máu, dạng tăng âm là hay gặp nhất, tuy nhiên có thể có dạng giảm âm hoặc đồng âm. U lành thường có đặc điểm là cấu trúc đồng đều, giới hạn rõ với nhu mô gan lành xung quanh, bờ tròn hoặc hình thuỳ, với tăng sáng phía sau…

Phần lớn u máu ổn định và tiến triển rất chậm, nhưng có thể phát triển ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai đường uống. Nếu u máu dưới 3 cm điển hình và lâm sàng không biểu hiện của một ung thư nguyên phát hoặc của xơ gan, nên theo dõi bằng siêu âm trong 6 tháng hoặc 1 năm. 

Nếu u máu không điển hình, nên chỉ định chụp cắt lớp vi tính hoặc tốt hơn là chụp cộng hưởng từ. Do đó, kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm và đánh giá của bác sĩ lâm sàng là cực kì quan trọng. 

Bạn nên tái khám chuyên khoa Tiêu hoá để được tư vấn tuỳ tình hình cụ thể. 

Về vấn đề đỏ bừng mặt, thoáng qua thường do sự giãn nở của các mạch máu bên dưới bề mặt da. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể với hoàn cảnh như tập thể dục, nhiệt độ nóng, hoặc do uống rượu bia hay các thức ăn cay, trạng thái cảm xúc, tiền mãn kinh… nếu không kèm theo các triệu chứng đau ngực, khó thở, sưng môi, phù… thì bạn không cần lo lắng bạn nhé!

U máu là khối u lành tính hay gặp nhất của gan. 5 - 7% người khỏe mạnh có thể xuất hiện u máu ở gan. Tỉ lệ có u máu trong gan ở nữ gặp nhiều hơn 6 lần so với nam giới và thường có kích thước lớn so với nam giới. Vị trí u máu thường ở gan phải và vùng dưới bao gan.

U máu trong gan có 2 thể: thể mao mạch và thể hang. Phần lớn u máu trong gan không có triệu chứng, mà do tình cờ phát hiện ra trong các trường hợp như: kiểm tra sức khỏe, siêu âm gan hoặc chụp cắt lớp vi tính. U máu có thể một khối hoặc nhiều khối. Kích thước của u có khi nhỏ hơn 1cm, đôi khi có thể to hơn 4cm, thậm chí khổng lồ. 

Khi phát hiện u máu trong gan, người bệnh thường có tâm trạng lo lắng và tìm cách điều trị. Tuy nhiên, hầu hết u máu trong gan không cần điều trị, đây là khối u lành tính, hiếm khi gây ác tính. Cho tới nay, chưa có một loại thuốc nào có tác dụng làm mất hoặc giảm kích thước của khối u.

Người ta chỉ điều trị khi khối u máu to lên nhanh chóng hay rất to thì có thể trị liệu để phòng u máu vỡ gây xuất huyết nguy hiểm tính mạng hoặc u to gây đau do chèn ép nhưng biến chứng này rất hiếm. Phương pháp điều trị có thể phẫu thuật cắt một phần gan có u hoặc có thể làm thuyên tắc động mạch nuôi khối như đốt, trị xạ...

Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Bị u lành ở gan có nguy hiểm? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.


Giới thiệu về tôi

An Khang

Chào mừng bạn đã đến với website của tôi. Blog là một trang cá nhân được tổng hợp các tin tức trên mạng bằng công cụ tự động. Tất cả thông tin chỉ mang tinh chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức nào. Nếu bạn có góp ý gì về bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi qua phần Liên Hệ hoặc để lại comment bên dưới.



Scroll to Top