Theo BS, việc mớm cơm cho con có giúp bé tiêu hoá tốt hơn hay không? Việc này có lợi hay hại?

Ảnh minh họa - nguồn internet
Thông thường trẻ 17-19 tháng tuổi thì bắt đầu cho trẻ ăn cơm nát (cơm nấu mềm dành riêng cho trẻ), khi trẻ được 2 tuổi thì cho ăn cơm nát là thích hợp nhất, một ngày có thể cho trẻ ăn 3 bữa chính khi bắt đầu cho trẻ ăn 1 lần cơm nát, 2 lần cháo đặc, khi trẻ quen dần thì tăng lần cháo đặc lên để hệ tiêu hoá non nớt của trẻ sản xuất đủ Enzym để tiêu hoá.
Tuy nhiên, không nên lấy cơm của người lớn ăn tán nhuyễn rồi chan thêm nước canh cho trẻ ăn vì cách này không giúp cho răng hàm trẻ hoạt động được và làm trẻ dễ ngán cơm và bỏ ăn dể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, không nên mớm cơm cho trẻ vì không thể giúp cho trẻ tiêu hoá tốt mà còn nguy hại cho trẻ như: Tuyến nước bọt có rất nhiều vi khuẩn và virus đường ruột lây truyền cho trẻ như bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, viêm màng não, Herpes, enterovirus, bệnh viêm gan, nhiễm HP,...
Do đó, cha mẹ nên cho con ăn đúng cách, đúng thời điểm, đầy đủ dinh dưỡng (4 nhóm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamine và khoáng chất). Chế biến phù hợp theo nhu cầu của từng lứa tuổi trẻ.
Đặc biệt là nên cho trẻ dùng riêng chén, muỗng, đũa, ly, tách riêng để cho trẻ luôn khoẻ mạnh.
Ăn cơm mớm (cơm nhai) là người lớn xúc một thìa cơm cho vào miệng nhai, khi cơm đã được nghiền nát thì lấy thêm thức ăn và nhai tiếp cho thức ăn nghiền nát rồi bón cho trẻ ăn. Cơm nhai khô hay ướt hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật người nhai. Người lớn nhai, mớm cơm cho trẻ, vì trẻ chưa có răng, chưa đến nhóm tuổi ăn cơm. Khi trẻ ăn cơm mớm, thức ăn dễ tiêu hóa hơn, vì nó đã được nghiền nát và có men tiêu hóa của người nhai (men tiêu hóa có trong nước bọt) trước khi trẻ ăn. Ngoài nhai cơm, một số người còn mớm uống nước và nước hoa quả cho trẻ. Thói quen cho trẻ ăn cơm mớm không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai vô hình trung đã bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm của người nhai cơm qua con đường ăn uống, đường hô hấp. Một số bệnh điển hình có thể lây truyền qua con đường này:
Bệnh lỵ amíp: bệnh lỵ lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường tiêu hoá. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi họ tiếp xúc với nhau. Những người mang mầm lỵ amíp ở kẽ móng tay. Khi cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai người nhai cơm hay dùng tay để bón cho trẻ.
Bệnh viêm gan: viêm gan lây truyền chủ yếu qua phân, miệng, dịch tá tràng… Khi nhai cơm nước bọt, dịch tá tràng của người bị viêm gan có thể truyền bệnh cho trẻ qua con đường ăn uống.
Bệnh màng não cầu: một loại song cầu khuẩn khư trú ở mũi, họng. Bệnh lây theo đường hô hấp khi hít phải bụi, nước bọt, đờm dãi chứa màng não cầu được thải ra từ mũi họng người bệnh và người mang mầm bệnh.
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Các bà mẹ có nên mớm cơm cho con không? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.