Em bị đau khớp gối, có điều trị khoảng vài tháng nhưng vẫn còn đau. Lúc em chụp hình thì bác sĩ có chẩn đoán em bị thoái hóa khớp gối và có hiện tượng giống như hoại tử chỏm xương đùi nữa. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này trị có hết hẳn được không và điều trị khoảng bao lâu thưa bác sĩ? Chi phí điều trị có nhiều không ạ? Em cảm ơn. (Lê Hoài Thanh - Sóc Trăng)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bạn Hoài Thanh thân mến,
Chỏm xương đùi là một bộ phận tạo thành khớp háng. Bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi hay còn gọi là hoại tử vô mạch thường do thiếu máu nuôi. Vùng hoại tử lúc đầu chỉ thấy là vùng thưa xương, các ổ khuyết xương, dần dần sẽ dẫn đến gãy xương dưới sụn và giai đoạn cuối cùng là gây xẹp chỏm xương đùi, đưa đến hậu quả người bệnh không còn chức năng bình thường của khớp háng mà trở nên tàn phế.
Bệnh diễn tiến âm thầm, thường có liên quan đến việc sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá hoặc sau chấn thương, bệnh lý tự miễn, lam dụng corticoid,… Trong giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ có thể điều trị bảo tồn với thuốc giảm đau, calci, điều trị bệnh lí phối hợp, khoan giảm áp, loại trừ các yếu tố nguy cơ (hút thuốc lá, rượu bia, corticoid)…
Bệnh thường diễn tiến mạn tính, cần điều trị kéo dài, nhằm trì hoãn phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để nhất là phẫu thuật khớp háng kết hợp với phục hồi chức năng sau mổ, song thay khớp háng nhân tạo ở người trẻ tuổi vẫn còn nhiều vấn đề nan giải vì tuổi thọ của khớp nhận tạo cũng có giới hạn.
Tốt nhất bạn nên tái khám trực tiếp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để đánh giá mức độ bệnh, tìm nguyên nhân từ đó mới có hướng xử trí thích hợp.
Chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi bằng cách nào? Người bệnh khi có các triệu chứng trên sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện các: - Xét nghiệm: các kết quả thường không có dấu hiệu bất thường - Chụp X- quang: thấy những ổ tiêu xương chỏm đùi, hình dạng xương bị xẹp lại, bề mặt khớp bị sụp xuống - Chụp CT- Scanner: thấy dấu hiệu thưa xương, vỡ xương sụn và biến dạng chỏm... - Chụp cộng hưởng từ (MRI): giúp phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác nhất hoại tử xương chỏm đùi Điều trị hoại tử xương chỏm đùi như thế nào? Khi phát hiện bệnh hoại tử xương chỏm đùi, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị bằng cách dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, giảm cân, tập luyện vận động theo hướng dẫn, kích thích điện để điều trị. Bên cạnh đó người bệnh cần bỏ thuốc lá, rượu bia. Phương pháp điều trị tối ưu dành cho người bị hoại tử chỏm xương đùi nặng là phẫu thuật thay khớp háng giúp giải thoát bệnh nhân khỏi những cơn đau hành hạ, mang lại hiệu quả điều trị lâu dài. Thay khớp háng giúp bệnh nhân đi lại dễ dàng, chấm dứt những cơn đau hành hạ. Với việc thay khớp háng nhân tạo, người bệnh có thể ổn định tình hình trong một khoảng thời gian dài từ 10- 15 năm mới có dấu hiệu cần thay lại. Thay khớp háng nhân tạo là phẫu thuật lấy đi phần chỏm xương đùi bị hoại tử thay vào đó chỏm bằng kim loại hoặc bằng sứ với một chuôi cắm vào trong lòng tủy xương đùi. Phương pháp này được thực hiện bằng các đường mổ phía trước, trước bên và phía sau, cắt các cơ bao khớp quanh háng để đi vào trong khớp háng, nhất là phía sau. Điều này mang đến ưu điểm tránh trật khớp, không phá hủy hệ thống mạch máu nuôi phía sau, giúp bệnh nhân dễ và nhanh phục hồi hơn. Khi kỹ thuật y học ngày càng phát triển, phương pháp phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo điều trị hoại tử chỏm xương đùi càng được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng dưới sự chuyên nghiệp của các bác sĩ phẫu thuật. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phương pháp ít tổn hại phần mềm xung quanh khớp, với thời gian mổ ngày càng được rút ngắn. Bên cạnh đó bệnh nhân tránh được tối đa nguy cơ nhiễm trùng và hoàn toàn có thể nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật. |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Cách điều trị hoại tử chỏm xương đùi? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.