Cháu chào bác sĩ, Năm nay cháu 19 tuổi, vài năm gần đây cháu hay bị đau đầu, hay quên. Nhiều lúc cháu cháu quên ngay những việc cháu định làm, học bài thì cháu không thể nhớ được, phải đọc rất nhiều lần cháu mới nhớ được nhưng lại hay bị lẫn lộn. Trước cháu có bị ngã đập đầu xuống đất 1 lần, và cháu bị sưng 1 cục ở bên phải đến giờ vẫn còn. Cháu cũng hay bị đau đầu, thỉnh thoảng kèm theo chóng mặt. Cháu mong bác sĩ có thể tư vấn cho cháu nên làm gì? Cháu chân thành cảm ơn!

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào Quỳnh Hương,
Ở người trẻ, giảm trí nhớ thường liên quan đến quá trình ghi nhận. Người trẻ phải đối diện với nhiều áp lực, bao nhiêu điều phải suy nghĩ, trăn trở và phải nhớ do vậy gây ra đau đầu, mỏi vai gáy, kém ngủ, stress… Hậu quả là làm cho độ tập trung kém đi, đau đầu thường xuyên. Việc tập trung chú ý giảm dẫn tới việc ghi nhận thông tin kém và lưu giữ thông tin cũng kém.
Ngoài ra, việc giảm trí nhớ kèm đau đầu, chóng mặt còn có thể do bệnh lý gây nên, như thiếu ngủ thường xuyên, thiếu dưỡng chất, bệnh lý mạch máu não, đau đầu migrain, u não, thiếu chất, nhiễm độc...
Do vậy, em nên sắp xếp thời gian khám chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra và điều trị thích hợp, tùy thăm khám ban đầu mà xét nghiệm sẽ cho chỉ định xét nghiệm thích hợp, không cần phải làm toàn bộ xét nghiệm hay chụp CTscan sọ não nếu không cần thiết.
Ngoài ra, em nên luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày, ăn ngủ và làm việc điều độ hợp lý, tránh mọi căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày kể cả các tình huống căng thẳng trên phim ảnh và sách báo. Tạo cho mình một tâm lý thư giãn và thoải mái bằng cách giao lưu bạn bè, tham gia các hoạt đông xã hội, du lịch…
Thân mến.
Ở người trẻ, giảm trí nhớ, hay quên thường liên quan nhiều đến quá trình ghi nhận. Con người ngày nay có hàng ngàn việc để nhớ, kèm theo áp lực công việc gây ra nhức đầu, đau nhức vai cổ, mất ngủ, stress… Hậu quả của một hoặc tất cả nguyên nhân trên làm cho độ tập trung kém đi và “khổ chủ” không nhớ những chuyện đã xảy ra xung quanh. Ngoài ra, sự ghi nhận thông tin kém còn có thể do một số bệnh lý như cận thị, khi tầm nhìn bị mờ ảo và có giới hạn. Hoặc khi ghi nhận rồi, quá trình lưu trữ lại bị trục trặc do những sang chấn trong cuộc sống làm tổn thương não như nghiện rượu, chấn thương sọ não. Bên cạnh đó, việc suy giảm trí nhớ của người trẻ ngày càng tăng còn do việc lạm dụng các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm... Ngoài ra, có những dạng không phải là bệnh lý giảm trí nhớ mà người ta gọi là tật đãng trí. Đó là những người làm gì cũng nhanh, nói nhanh trong một khoảng thời gian ngắn… dẫn đến thông tin vào não nhiều quá, không thể kiểm soát nổi. Nhưng những hiện tượng này không tăng lên theo thời gian. Để duy trì trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây ra chuyện “quên”: |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Đau đầu, hay quên, chóng mặt là bệnh gì? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.