Kính gửi đến bác sĩ, Thời gian gần đây em thấy đau nhức hai chân, nhất là phân cơ, bắp và bàn chân. Ở vị trí mắt cá, bàn chân có nổi mạch máu xanh và thấy rõ. Đồng thời xuất hiện mẩn đỏ ở bàn chân, mắt cá chân và rải rác ở đùi chân và ở tay. Với những triệu chứng này theo bác sĩ là em vị gì, cách điều trị như thế nào? (Trần Văn Lộc - Nghệ An)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Suy giãn tĩnh mạch sâu là bệnh lý suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch sâu nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại không lưu thông đúng như chức năng vốn có của nó. Hình ảnh gân xanh ở chân mà bạn thấy được là dấu hiệu giãn tĩnh mạch nông chi dưới. Suy van tĩnh mạch sâu (gây đau nhức các bắp chân khi đứng lâu, ngồi lâu) và giãn tĩnh mạch nông có cùng yếu tố nguy cơ do đó thường xuất hiện cùng nhau.
Bên cạnh yếu tố di truyền, một số người sẽ dễ mắc bệnh hơn khi có những yếu tố thuận lợi như có thai, nghề nghiệp phải đứng lâu, ngồi lâu, béo phì… Bệnh ít khi gây nguy hiểm nếu theo dõi và điều trị đúng theo hướng dẫn của BS chuyên khoa, nên bạn không cần quá lo lắng.
Để làm chậm diễn tiến bệnh, bạn cần tránh các tư thế đứng hoặc ngồi yên quá lâu. Nếu có các triệu chứng như tê mỏi, chuột rút bắp chân, đau tức chân gây khó chịu cần kết hợp mang vớ tĩnh mạch kết hợp với sử dụng thuốc. Đi bộ và đi xe đạp là phương pháp tập luyện quan trọng, tuy nhiên phải đi bộ đúng cách, không nên đi quá xa, tránh đi liên tục mà vừa đi bộ vừa nghỉ, gác chân lên cao khi nghỉ.
Về địa điểm khám, bạn nên lựa chọn địa điểm thuận tiện, phù hợp với điều kiện kinh tế và nhất là nơi mà bạn tin cậy vào trình độ chuyên môn của BS.
Thân mến!
Có nhiều phương pháp điều trị của suy giãn tĩnh mạch chân, thông thường dùng thuốc điều trị (điều trị nội khoa) nhằm bảo tồn suy giãn tĩnh mạch không biến chứng. Gồm: Thuốc: Chống viêm, tác dụng trợ tĩnh mạch, che chở mạch, chống đông. Băng ép: vớ y khoa, thun cuộn, máy áp lực. Vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, thủ thuật và ngoại khoa cũng được áp dụng vào điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Gồm: Các phương pháp can thiệp trực tiếp như Lột bỏ tĩnh mạch hiển bằng cách sử dụng dây rút tĩnh mạch gọi phương pháp Stripping. Rút bỏ tĩnh mạch giãn tại chổ (microplebectomy) với tên gọi là phương pháp Muller. Các phương pháp can thiệp nội mạch như Phương pháp chích xơ tức Can thiệp nội tĩnh mạch bằng sóng cao tần (RFA): kích thước tĩnh mạch< 12mm. Phương pháp laser nội tĩnh mạch: Kích thước tĩnh mạch <18mm. Các phương pháp tốt nhất trong suy giảm tĩnh mạch chân thường là thể thao, bơi lội hoặc yoga. Nếu giai đoạn nặng hơn thì cần đến các phương pháp can thiệp để điều trị, như thời gian trước đây, bác sĩ sẽ mổ hở để giải phẫu các tĩnh mạch giãn. Nhưng ngày nay, y học phát triển, bệnh nhân có thể được áp dụng phẫu thuật bằng laser, dùng nhiệt để đốt tĩnh mạch giãn, mang lại hiệu quả tuyệt đối. Sau khi áp dụng phương pháp mới này, bệnh nhân có thể về sinh hoạt bình thường. |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Đau nhức chân kèm nổi mạch máu xanh có nguy hiểm? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.