Bác sĩ cho em hỏi, trẻ nhỏ có nên điều trị Hp không ạ?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Hiện nay, tất cả Hiệp hội tiêu hóa và Hiệp hội Nhi khoa của châu Âu và Hoa Kỳ họp rất nhiều lần cho thấy không có chỉ định thường quy tìm Hp cho trẻ em để điều trị, vì điều này không có lợi. Việc điều trị Hp quá sớm có tốt cho trẻ em không thì ngay cả những nước đang phát triển vẫn chưa trả lời được.
Kể cả khi trẻ em có triệu chứng, việc xét nghiệm Hp vẫn chưa có khuyến cáo. Bởi vì với triệu chứng đau dạ dày ở trẻ, nghiên cứu cho thấy chỉ có 10-20% là do vi khuẩn Hp gây ra. Khi dạ dày bị tổn thương, loét hoặc viêm dạng nốt... thì triệu chứng đau là do Hp. Còn nếu dạ dày không bị tổn thương nặng nề thì triệu chứng đau không phải do Hp gây ra.
Khi điều trị Hp vừa tốn tiền, tốn thời gian, dễ kháng thuốc mà trẻ còn chịu tác dụng phụ, vi khuẩn Hp nằm sẵn trong dạ dày, dùng thuốc liều thấp không diệt được nó mà dùng liều cao đôi khi trẻ không chịu nổi.
Hơn nữa, dù cho trẻ em nhiễm Hp dạ dày thì đến 20 tuổi vẫn chưa thể gây ung thư dạ dày nên cha mẹ không cần phải vội vàng.
Do đó Hiệp hội Tiêu hóa và Hiệp hội Nhi khoa thống nhất không cần thử thường quy và không cần điều trị sớm cho trẻ em bị nhiễm Hp. Thậm chí khi trẻ có người thân ung thư dạ dày do nhiễm Hp cũng không khuyến cáo, cho đến khi trẻ được 30 - 40 tuổi mới đặt vấn đề này.
Vi khuẩn Hp rất dễ lây lan, 3 con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp đó là:
- Lây nhiễm qua đường miệng: H.pylori không chỉ tồn tại trong niêm mạc dạ dày người bệnh, chúng còn được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám ở răng. Thói quen của người Việt Nam khi ăn uống là ăn chung mâm, dùng đũa gắp thức ăn cho nhau, dùng chung bát nước chấm... do đó nguy cơ lây nhiễm khuẩn Hp là rất cao.
- Lây nhiễm qua đường dạ dày - dạ dày: Trong quá trình thực hiện thao tác nội soi tại các cơ sở y tế, nếu việc vệ sinh dụng cụ nội soi không được đảm bảo, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.
- Lây nhiễm qua đường phân - miệng: vi khuẩn Hp tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh không rửa tay sạch, hoặc lây nhiễm qua các trung gian khác như côn trùng (ruồi, muỗi, gián) nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.
Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng dễ bị lây nhiễm Hp nhất, nguyên nhân là do môi trường sống, thức ăn không đảm vệ sinh, người lớn có thói quen hôn hít trẻ, đút trẻ ăn bằng bát, đũa chung, mớm cơm cho trẻ, ngoài ra hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh cũng là yếu tố gây nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ.
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Điều trị Hp ở trẻ được không? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.