Xin hỏi BS, Tôi bị ngã gãy xương sườn sau số 5-6-8 chệch lên 1 nửa giữa 2 đầu các xương bị gãy vào ngày 6/9/2018. Vậy có phải nẹp cố định không? Hiện tại chỉ uống thuốc theo toa của BS không can thiệp gì khác. Chụp 2 lần phim phổi bình thường không bị tổn thương. Hiện tại tôi đang dùng thuốc gồm: Calcium D, Décontractyl, Daeshin Protase và 1 loại thuốc giảm đau.

Gãy xương sườn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Gãy nhiều xương sườn dẫn đến nguy cơ tổn thương các tạng nằm bên trong khu vực xương xườn bao phủ bao gồm tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, dập phổi, thủng cơ hoành, lách, gan… May mắn là bạn không bị các biến chứng này (chụp 2 lần phim phổi bình thường không bị tổn thương).
Điều trị gãy xương sườn chủ yếu là sử dụng các thuốc giảm đau, hỗ trợ dinh dưỡng để chỗ gãy mau lành. Hiện nay việc sử dụng nẹp hoặc băng cố định không còn được khuyến khích trong gãy xương sườn.
Bạn uống thuốc theo toa và tái khám theo hẹn của BS nhé. Trong thời gian này chú cần chú ý hạn chế cử động phần trên cơ thể, nhất là các động tác xoay vặn, gập người vì rất dễ gây di lệch thêm.
Thân mến.
Gãy xương sườn là một chấn thương thường xảy ra khi một trong số những xương ở khung sườn bị vỡ hoặc nứt. Nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương ngực chẳng hạn như bị ngã, tai nạn xe cộ hoặc va chạm lúc chơi thể thao. Xương sườn bị gãy thường tự lành trong vòng sáu tuần. Bạn hãy hạn chế hoạt động và chườm lạnh nơi tổn thương thường xuyên để mau lành và giảm đau. Ngoài ra, các phương pháp điều trị bao gồm: Cách phòng tránh gãy xương sườn: |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Gãy xương sườn sau số 5-6-8 có nguy hiểm? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.