Hạch ở cổ, hạch ở sau tai có phải là hạch lao hay không ạ? Những hạch này nổi do nguyên nhân gì?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hạch ở cổ, hạch ở sau tai không phải là hạch lao mà là những loại hạch lành tính thường gặp ở trẻ do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập và tấn công hạch lympho sẽ mềm, chắc và nổi ở những bộ phận sau vành tai, cổ, gáy.
Ví dụ như trẻ em khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, sẽ xuất hiện các hạch ở cổ và phía sau tai, có thể thấy được, sưng lên dọc theo sau cổ hay dưới hàm. Do đó, nếu trẻ bị nổi hạch sau tai, cha mẹ đừng quá lo lắng, mà nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra xem con có phản ứng gì khi sờ vào hạch này không, để xác định là hạch dạng bình thường hay nguy hiểm.
Hạch (hạch bạch huyết) đóng vai trò như hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Hạch bình thường có kích thước từ vài mm, nhỏ dưới 1cm, mềm, dẹt, di động, nằm ở các vị trí như nách, cổ, ngực, bẹn… Khi bị viêm hạch, hạch sẽ sưng to. Nếu cơ thể bị nhiễm trùng, các hạch ngoại vi sẽ sưng, viêm và đau. Ví dụ, viêm họng, hạch ở cổ sẽ sưng đau. Hoặc tay bị nhiễm trùng, hạch nách sẽ sưng; chân nhiễm trùng hạch bẹn sưng… Nếu hạch sưng do nguyên nhân này chỉ cần dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh để điều trị. Một nguyên nhân khác dẫn tới sưng hạch là cơ thể nhiễm siêu vi. Trường hợp này hay xảy ra ở trẻ dưới 12 tuổi. Trẻ đang độ tuổi phát triển, hàng rào bảo vệ cơ thể phải hoạt động tối đa để bảo vệ trẻ trước tác nhân gây bệnh. Khi trẻ nhiễm siêu vi, có thể hạch toàn thân bị phì đại, tự xẹp khi trẻ hết bệnh. |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Hạch ở cổ, sau tai là bệnh gì? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.