Hay hồi hộp, lo lắng, khó thở, đổ mồ hôi nhiều phải làm sao?

Hay hồi hộp, lo lắng, khó thở, đổ mồ hôi nhiều phải làm sao? nói riêng và bệnh thường gặp nói chung là vấn đề được nhiều người inbox về cho mình trong thời gian gần đây, tuy nhiên lại có quá nhiều thông tin liên quan trên mạng nên phần nào khiến người đọc trở nên khó khăn hơn. Dù là bệnh thường gặp hay không, thì chúng ta cũng không được chủ quan nhé. Tại đây, mình sẽ tổng hợp tự động lại từ các trang thông tin uy tín với mục đích là xây dựng 1 bài viết về Hay hồi hộp, lo lắng, khó thở, đổ mồ hôi nhiều phải làm sao? có ích cho người đọc. Bạn đọc lưu ý rằng, những thông tin tổng hợp dưới đây không được tự ý áp dụng dưới bất kỳ hình thức nào, nếu bạn bị bệnh hãy tới thăm khám tại bệnh viện uy tín, nơi có những bác sĩ chuyên môn.

Thưa bác sĩ, Em bị tức ngực, khó thở nhiều khi nằm. Hay hồi hộp, lo lắng, chóng mặt muốn xỉu. Đổ mồ hôi nhiều, tay rất lạnh. Cơ thể mệt mỏi dù mới thức dậy. Em đã đo điện tim, siêu âm tim, chụp hình phổi. Bác sĩ nói không có gì, uống thuốc không hết. Mong bác sĩ tư vấn ạ.
 

Hay hồi hộp, lo lắng, khó thở, đổ mồ hôi nhiều phải làm sao?

Rối loạn lo âu lan tỏa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Những triệu chứng bạn mô tả đều có liên quan đến vấn đề rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu lan tỏa là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu, đặc điểm cơ bản là sự lo âu lan tỏa dai dẳng trong bất cứ tình huống đặc biệt nào. 

Triệu chứng thể chất thường đi kèm với lo âu gồm: bất an, dễ mệt mỏi, run rẩy, căng thẳng bắp thịt, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp, chóng mặt, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, khó chịu vùng bụng, khó nuốt, buồn nôn, tính tình trở nên cáu kỉnh. Một số trường hợp có dạng như ám ảnh sợ màu sắc hoặc ám ảnh sợ xã hội. 

Nguyên nhân có thể xuất hiện sau 1 sang chấn tâm lý, sử dụng các chất kích thích như ma tuý, rượu bia, thuốc lá, căng thẳng thần kinh kéo dài… Trong các trường hợp này, cần tìm nguyên nhân và điều chỉnh thì bệnh mới có thể đáp ứng tốt với điều trị. 

Tại TPHCM bạn có thể tới Bệnh viện Tâm Thần TPHCM, phòng khám Tâm Thần Kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để được khám và tư vấn bạn nhé!

Thân mến.

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý thuộc chuyên khoa tâm thần, khác với những cảm giác lo âu bình thường. Đây là một bệnh lý khá nặng nề, làm cho chất lượng cuộc sống suy giảm: người bệnh trở nên khốn khổ, mệt mỏi, nếu không được điều trị kịp thời sẽ đến trạng thái trầm cảm, bi quan và nặng nề hơn là ý tưởng tự sát.

Các triệu chứng chủ yếu gồm lo âu, căng thẳng, tăng hoạt động thần kinh tự chủ và sự cảnh giác về nhận thức. Lo âu thường quá mức và ảnh hưởng đến các lĩnh vực trong đời sống của người bệnh. Sự căng thẳng vận động biểu hiện bằng run, bứt rứt và đau đầu, tăng thần kinh tự trị, thường thể hiện bằng thở dốc, vã mồ hôi, hồi hộp, dễ bực tức, dễ giật mình và các triệu chứng dạ dày, ruột… 
 

Để điều trị hiệu quả rối loạn lo âu lan tỏa cần kết hợp giữa điều trị bằng hóa dược và phương pháp tâm lý nhằm giúp bệnh nhân giải quyết các lệch lạc về nhận thức và các tiếp cận hành vi, nhằm cải thiện triệu chứng cơ thể; liệu pháp nâng đỡ để giải thích, trấn an, tạo sự thoải mái cho người bệnh.

Thời gian điều trị thường phải kéo dài từ 6-12 tháng. Có khoảng 25% bệnh nhân tái phát sau tháng đầu ngưng điều trị, 50-60% bệnh nhân tái phát trong năm tiếp theo. 
 

Với nhịp độ cuộc sống công nghiệp hiện nay, việc chung sống với stress là điều tất yếu nhưng chúng ta phải biết xử lý các vấn đề trong cuộc sống như thế nào để giữ được cân bằng cho chính mình.

- Biết sắp xếp giữa công việc, học tập, thư giãn phù hợp và khoa học; biết gác mọi việc ở cơ quan sang một bên, bước về nhà với tâm trạng nhẹ nhàng, vui vẻ; cùng gia đình trò chuyện nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cảnh...

- Ngày cuối tuần tổ chức dã ngoại cùng gia đình, bạn bè; không bàn bạc đến những vấn đề có liên quan đến công việc;

- Thường xuyên để dành từ 30 đến 45 phút để tập thể dục mỗi ngày;

- Khi có các vấn đề căng thẳng stress, lo âu mất ngủ, thay đổi cảm xúc hay cáu gắt… nên chia sẻ với những người bạn thân nhất... hay tìm gặp các chuyên gia tâm lý để trị liệu. Nếu phát hiện mình có những vấn đề về hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ… nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa tâm thần để tư vấn cũng như cho các lời khuyên và trị liệu.

- Nên đa dạng hóa cuộc sống mình bằng những đam mê: hội họa, thơ văn, thể dục thể thao, yoga hay môn nghệ thuật nào mà mình yêu thích.

- Tập buông bỏ những thứ âu lo không cần thiết khác trong cuộc sống. 

Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Hay hồi hộp, lo lắng, khó thở, đổ mồ hôi nhiều phải làm sao? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.


Giới thiệu về tôi

An Khang

Chào mừng bạn đã đến với website của tôi. Blog là một trang cá nhân được tổng hợp các tin tức trên mạng bằng công cụ tự động. Tất cả thông tin chỉ mang tinh chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức nào. Nếu bạn có góp ý gì về bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi qua phần Liên Hệ hoặc để lại comment bên dưới.



Scroll to Top