Chào bác sĩ, Con 26 tuổi, ở Bình Dương, có xét nghiệm Toxocara IgG, trị số bình thường của giấy ghi là OD<25 GZ:0.25-0.35, kết quả ghi là POSITIVE (OD=1.23). Vậy con có bị nhiễm giun đũa chó không ạ? Nếu bị con ăn hạt bí và uống thuốc nam có hết không ạ? Lúc trước con đã từng bị và bây giờ con thấy hơi ngứa, cơ thể như lúc trước nên con mới đi xét nghiệm lại.

Xét nghiệm giun đũa chó. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Bệnh giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó do giun tròn ký sinh thường được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis). Được gọi là bệnh giun đũa chó hay (sán chó). Phân của chó và mèo bị nhiễm toxocara phát tán ra môi trường, người bị nhiễm khi vô tình nuốt phải ấu trùng qua đường miệng, qua ăn rau sống, thịt tái sống, qua đồ chơi. Ấu trùng toxocara khi vào ruột sẽ qua thành ruột đi vào máu chu du khắp cơ thể.
Nhiễm giun đũa chó là 1 trong các nguyên nhân gây dị ứng da, với biểu hiện là ngứa. Bệnh giun đũa chó là bệnh có thể điều trị được. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể tái phát, bởi vì nguồn lây chính là từ trứng dính trên các thức ăn tươi sống, sàn nhà, đồ vật trong nhà... do ăn uống thức ăn không vệ sinh bị nhiễm bẩn do bụi hoặc phân chó mèo có trứng giun, chứ giun đũa chó không thể phát triển thành dạng trưởng thành và đẻ trứng trong cơ thể người nên không thể lây từ người sang người.
Kết quả xét nghiệm Toxocara là 1.23OD, đây là xét nghiệm huyết thanh miễn dịch ELISA để tìm kháng thể kháng Toxocara spp trong huyết thanh. Kết quả của em là dương tính, có nghĩa là trong máu của em có kháng thể kháng Toxocara. Tôi không rõ ý của em "đã từng bị và bây giờ con thấy hơi ngứa cơ thể như lúc trước nên com đi xét nghiệm lại" là thế nào, nghĩa là trước đây em từng bị nhiễm sán chó và ngứa, đã điều trị và nay bị ngứa lại nên đi xét nghiệm lại, nếu vậy thì kháng thể này có thể đã có từ lần điều trị trước (không cần điều trị) nhưng cũng có thể là do em tái nhiễm (cần điều trị); hay là trước đây em chỉ bị ngứa thôi, rồi tự chữa trị bằng hạt bí + thuốc nam của em, nay ngứa lại đi xét nghiệm thì phát hiện ra nhiễm sán chó, nếu vậy thì nên điều trị sán chó đợt này luôn.
Nhìn chung là bác sĩ cần phải ngồi trực tiếp trao đổi tình trạng bệnh của em kỹ hơn, tiền căn dùng thuốc và dị ứng thuốc được, xem các xét nghiệm khác em đã làm (như công thức máu chẳng hạn), rồi mới lựa chọn thuốc phù hợp cho em được. Hạt bí không có tác dụng trị bệnh sán chó, còn thuốc nam thì phải rõ thành phần là gì thì mới bàn được.
Tóm lại, em nên đem kết quả này đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhiễm để được tư vấn điều trị thích hợp, em nhé.
Thân mến.
Toxocara sp là tên chung, đó có thể là giun đũa chó (Toxocara canis) hay giun đũa mèo (Toxocara cati). Riêng giun đũa chó không sống ký sinh ở người, chỉ ấu trùng của nó có thể nhiễm qua người (người là ký chủ tình cờ), nhưng ấu trùng này không thể tiếp tục phát triển thành con giun trưởng thành được. Vì vậy, bệnh giun đũa chó được gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ. Ấu trùng giun đũa chó khi lạc chỗ nhiễm qua người sẽ di chuyển nhiều nơi gây rối loạn ở các cơ quan nội tạng khác nhau và có những biểu hiện lâm sàng, đặc biệt ở da thì gây nổi dát đỏ, mề đay, ngứa. Thật khó chẩn đoán xác định dựa trên lavabo bởi vì cả trứng và sán đều không đi qua phân người, kết quả sinh thiết thường không xác định cho dù tổn thương các mô lan rộng. Ngoài ra, những dấu hiệu tự nhiên và lâm sàng không đặc hiệu có thể dẫn đến chẩn đoán không chính xác hoặc thiếu cơ sở. - Test huyết thanh miễn dịch ELISA rất có ích trong chẩn đoán. Sử dụng ELISA đặc hiệu kháng nguyên giai đoạn ấu trùng sẽ có hiệu quả và độ nhạy hơn các tét chẩn đoán khác nếu huyết thanh được ủ /hấp phụ làn đầu tiên với kháng nguyên trong huyết thanh Ascaris để loại bỏ những kháng thể gây ra phản ứng chéo. Các xét nghiệm khác có thể biểu hiện tăng gammaglobuline máu và tăng hiệu giá kháng thể anti-A hoặc anti-B isohemagglutinin. U hạt hoặc dạng abces có thể xuất hiện trên phim chụp CT scans với hình ảnh giảm âm giống như tổ chức viêm nhiễm. - Test trong da hay lấy da Toxocara có thể cho phản ứng dương tính giả do các dị nguyên chia sẻ chung (shared allergens) giữa Toxocara và Ascaris. - Các phương pháp đo quang (phương pháp ELISA đo mật độ quang) có giá trị chẩn đoán xác định cao hơn. Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với nhiễm giun đũa từ chó mèo: - Đưa vật nuôi đến khám bác sĩ thú y để phòng ngừa nhiễm Toxocara. Bác sĩ thú y có thể đề nghị xét nghiệm và điều trị tẩy giun. - Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chơi với vật nuôi hoặc động vật khác, sau khi hoạt động ngoài trời và trước khi chế biến thức ăn. - Dạy trẻ em về tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn chặn nhiễm trùng. - Đừng để trẻ em chơi ở những khu vực có phân vật nuôi hay phân của động vật khác. - Làm sạch khu vực sinh sống của thú cưng ít nhất một lần một tuần. Phân nên được chôn hoặc đóng bao và vứt bỏ vào thùng rác. Rửa tay sau khi xử lý chất thải vật nuôi. - Dạy trẻ em sự nguy hiểm của thức ăn bẩn hoặc đất. |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Kết quả xét nghiệm POSITIVE là gì? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.