Em đang trong quá trình điều trị lao phổi, đã uống thuốc nửa tháng và có thuyên giảm ít ho. Nhưng hôm nay em lại khạc đờm thì thấy có vệt màu đỏ giống như máu. Bác sĩ cho em hỏi là có nặng không ạ? (Ý Nguyễn - ynguyen...@gmail.com)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Ho ra máu do lao phổi là biểu hiện khá thường gặp, có thể dai dẳng kéo dài tới vài tuần, vài tháng. Thậm chí sau khi điều trị khỏi, nhiều bệnh nhân vẫn ho ra máu tái phát do di chứng lao cũ.
Hiện tại, vấn đề ho ra đàm có lẫn ít máu của em có thể xem là do bệnh lao chưa ổn (vì thực tế em vẫn đang trong giai đoạn điều trị tấn công), em có thể theo dõi thêm 1 vài ngày. Nếu ho ra máu xuất hiện trở lại, dai dẳng hoặc lượng nhiều hơn thì nên khám chuyên khoa hô hấp hoặc nhập cấp cứu càng sớm càng tốt em nhé!
Ho ra máu có nhiều mức: nhẹ (chỉ dây lẫn vào đờm), nặng (hàng chục, hàng trăm ml) hoặc tối cấp (cả lít), có thể nguy hiểm đến tính mạng. Máu có thể đông lại trong phế quản, khí quản làm bít tắc đường thở, tràn ngập cả hai bên phổi. Nếu bệnh nhân lại mất một khối lượng máu tuần hoàn đáng kể như trong ho ra máu sét đánh thì không thể cứu chữa được. Đầu tiên, ho ra máu có thể ở mức độ nhẹ; nhưng nếu không biết chăm sóc sẽ dẫn đến nặng dần. Ngay khi ho ra máu nhẹ, lượng máu ho ra ít, người bệnh đã phải nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Phải có cốc đựng ở ngay bên cạnh để thuận tiện khi sử dụng. Không được nuốt vì máu vào dạ dày sẽ có thể gây nôn. Nên giải thích an ủi để bệnh nhân không hoang mang, lo lắng nhằm giúp nhanh cầm máu và giảm ho. Có thể cho uống thuốc an thần, giảm ho nhẹ như seduxen, codein... Nên ăn nhẹ, nguội, chọn ăn đồ lỏng, dễ tiêu như súp, cháo. Không ăn cay và tuyệt đối cấm uống rượu. Khi ho ra máu nặng, bệnh nhân phải nằm tại giường, nghỉ ngơi tuyệt đối. Mọi phục vụ sinh lý phải thực hiện tại chỗ. Người bệnh nằm đầu cao. Khi ho ra máu, nghiêng đầu sang một bên, người phục vụ đứng cạnh ghé sát cốc đựng vào miệng, người bệnh chỉ việc khạc ra mà không phải cất đầu lên. Cần dùng thuốc an thần giảm ho mạnh hơn. Không nên cho người đến thăm nom nhiều hoặc đánh thức người bệnh dậy, vì rất dễ gây ho ra máu trở lại. Bệnh nhân ho ra máu nặng khi “lơ mơ” ngủ sẽ giảm phản xạ ho khạc do tác dụng của thuốc, khiến máu rất dễ đông lại trong đường thở. Vì vậy, cần lưu ý để tránh tình huống xấu. |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Khạc đờm máu khi điều trị lao phổi có nguy hiểm? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.