Thưa bác sĩ, Em hay khạc ra cục bằng nửa hạt gạo màu vàng, mùi rất hôi, không bị sâu răng, vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày, lâu lâu bị hôi miệng, cảm giác ở họng có gì vướng. Vậy có phải em bị sỏi bã đậu amidan không ạ? Điều trị dứt điểm bệnh này sao ạ?

Viêm amidan hốc mủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Theo thông tin em cung cấp, có khả năng em bị viêm amidan mạn hốc mủ. Hạt gạo màu vàng hôi đó chính là hạt mủ, có thể là sỏi canxi, hay gặp trong viêm amidan mạn hốc mủ.
Để chắc chắn chẩn đoán, không phải lo lắng ngày đêm cũng như có hướng điều trị thích hợp (như cắt amidan trong trường hợp amidan phì đại gây ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, hay khi amidan có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng, hoặc nghi ngờ ác tính), thì em cần khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ kiểm tra lại và xem xét hướng điều trị tích cực cho em, em nhé.
Amidan là hệ thống các tế bào ở ngã ba họng, là nơi bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của cả vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu có chất bẩn, vi khuẩn thâm nhập vào đây làm tổ thì thực sự phiền phức. Khi amidan bị tấn công và tạo nên những khối mủ, vón cục thì đó là viêm amidan hốc mủ. Hiện nay, bệnh viêm amidan hốc mủ thường được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật cắt bỏ amidan. Tuy nhiên, việc này cũng phải tuân theo những điều kiện khắt khe tùy vào thể trạng cũng như số lần tái phát của bệnh nhân. Phẫu thuật cắt amidan hốc mủ cần được thực hiện tại các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến sẽ giúp điều trị hiệu quả bệnh. Bệnh viêm amidan hốc mủ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm thận, viêm khớp, viêm tai giữa. Đối với trẻ nhỏ có thể gây ra ngừng thở nếu như amidan quá lớn và không có sự theo dõi gắt gao của người lớn... Chính vì vậy, người bệnh cần đi khám và điều trị kịp thời viêm amidan hốc mủ. Đồng thời áp dụng tốt cách dự phòng bệnh để tránh tái phát. - Giữ ấm cho cơ thể vào những ngày lạnh, nhất là cho trẻ nhỏ vào ban đêm. - Có chế độ dinh dưỡng cân đối, tăng cường thể dục thể thao nhằm tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. - Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. - Bảo vệ đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt hạn chế nơi có nhiều khói bụi, khói thuốc lá,… - Không nên ăn uống các loại thức ăn uống quá lạnh, hạn chế tối đa thói quen uống nước đá thường xuyên. - Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm theo dõi tiến triển lành bệnh và xử lý kịp thời biến chứng xảy ra. |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Khạc ra hạt gạo màu vàng, hôi miệng có nguy hiểm? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.