Em 25 tuổi. Do hồi nhỏ chơi đá bóng gặp sự cố nên vỡ mất 1 tinh hoàn. Bên còn lại thì bình thường. Liệu em còn có khả năng sinh con không?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Cũng giống như các cơ quan đôi khác trong cơ thể, chức năng của tinh hoàn sẽ bị suy giảm nhưng sẽ không mất hết. Tinh hoàn bên còn lại vẫn có thể hoạt động độc lập để bù trừ cho bên kia bị teo hay mất chức năng.
Nếu tinh hoàn bị vỡ đã được cắt bỏ thì hầu như không có nguy cơ vô sinh tuy nhiên nếu tinh hoàn vỡ không được cắt bỏ và tự teo đi thì có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn còn lại. Lí do được cho là tinh hoàn teo đã trợ thành vật thể lạ (kháng nguyên) vì vậy cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại cả tinh hoàn teo và tinh hoàn lành.
Trong một số trường hợp vỡ tinh hoàn mà không bị đụng dập nhu mô tinh hoàn, các bác sĩ có thể khâu bảo tồn. Nhưng nếu đụng dập tổ chức này, bắt buộc phải cắt bỏ để bảo tồn chức năng sinh sản cho tinh hoàn bên kia.
Tình trạng của bạn như mô tả, tôi không rõ là trước đó bạn có bị cắt bỏ hay được khâu bảo tồn rồi sau đó bị teo một tinh hoàn. Do đó, tôi chưa có thể đưa ra tư vấn cụ thể hơn ngay cho bạn được. Bạn nên đi khám nam khoa để được đánh giá chính xác và biết rõ về khả năng sinh sản của mình.
Ở nam giới, việc không có hoặc mất đi tinh hoàn là chấn thương thể chất và tinh thần nặng nề. Một số người chỉ có một tinh hoàn vì nhiều lý do như: bẩm sinh chỉ có một tinh hoàn, tinh hoàn bị teo một bên, chấn thương, phẫu thuật cắt bỏ một tinh hoàn (do hoại tử, do viêm mủ, do xoắn, tinh hoàn ẩn, ung thư…), hoặc do không có tinh hoàn nào trong bìu.
Tuy nhiên, không cần lo lắng quá, rất nhiều đàn ông có một “hòn” mà vẫn cho ra đời những đứa con của mình.
Nếu nam giới có một tinh hoàn muốn có con và lo lắng rằng vợ không thể mang bầu, tốt nhất hãy đến khoa tiết niệu gặp người có chuyên môn về lĩnh vực sinh sản để xóa bỏ mọi lo âu hiện tại. Bác sĩ sẽ cho bạn một loạt các xét nghiệm nhằm đảm bảo rằng những tinh binh còn lại vẫn hoạt động tốt.
Xét nghiệm chuẩn đoán cơ hội sinh sản (hay còn gọi là tinh dịch đồ) để biết: số lượng, khối lượng, hình dáng và sự di chuyển… của tinh trùng. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem có chấn thương gì đối với ống sinh tinh và bạn có thể phải làm các xét nghiệm các hormone và yếu tố di truyền.
Có rất nhiều biện pháp chữa trị đối với tình trạng như bao gồm tiêm thuốc nếu số lượng tinh trùng thấp. Đã có những ông chồng sinh ra 6 đứa con chỉ với một tinh hoàn, nhiều con hơn những người có đẩy đủ cả hai tinh hoàn.
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Mất 1 bên tinh hoàn có ảnh hưởng đến sinh sản? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.