Mi mắt dưới bị sưng và đỏ tím có nguy hiểm?

Mi mắt dưới bị sưng và đỏ tím có nguy hiểm? nói riêng và bệnh thường gặp nói chung là vấn đề được nhiều người inbox về cho mình trong thời gian gần đây, tuy nhiên lại có quá nhiều thông tin liên quan trên mạng nên phần nào khiến người đọc trở nên khó khăn hơn. Dù là bệnh thường gặp hay không, thì chúng ta cũng không được chủ quan nhé. Tại đây, mình sẽ tổng hợp tự động lại từ các trang thông tin uy tín với mục đích là xây dựng 1 bài viết về Mi mắt dưới bị sưng và đỏ tím có nguy hiểm? có ích cho người đọc. Bạn đọc lưu ý rằng, những thông tin tổng hợp dưới đây không được tự ý áp dụng dưới bất kỳ hình thức nào, nếu bạn bị bệnh hãy tới thăm khám tại bệnh viện uy tín, nơi có những bác sĩ chuyên môn.

Thưa bác sĩ, Sáng nay ngủ dậy cháu thấy nhức mắt, soi gương thì thấy phần bọng mắt dưới sưng lên hơi đỏ tím. Cháu không rõ nguyên nhân gì, cháu không hề khóc hay bị gì va đập vào cả. Cháu nhớ mấy hôm trước đi học về bị gì đó bay vào mắt, nhưng sau đó không thấy đau ngứa gì nên cháu không để ý nữa. Mắt vẫn nhìn bình thường, chỉ là khó chịu và đau thôi. Bác sĩ tư vấn giúp cháu bị gì ạ?
 

Mi mắt dưới bị sưng và đỏ tím có nguy hiểm?

Sưng mi mắt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Biểu hiện sưng mi mắt của em có thể gặp trong tình trạng dị ứng ở mi mắt (thường là do tiếp xúc với vật / con gì trong đêm), do chắp lẹo, do viêm kết mạc, do lông mi mọc quặm... Con mắt là nơi tối quan trọng, vì xử trí sai cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng nhất là mù. 

Do vậy, em nên khám chuyên khoa Mắt để được xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Trong thời gian đó, em cần nhỏ mắt thường xuyên với nước muối sinh lý 0.9%, tránh dụi mắt, đeo kính râm khi ra đường.
 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt bị sưng, phù nề mi. Dù là nguyên nhân gì thì sưng mi cũng khiến người bệnh rất khó chịu do ảnh hưởng tầm nhìn, khó khăn trong sinh hoạt, học tập.

- Lẹo xảy ra khi một tuyến trong mi mắt bị nhiễm trùng (thường là các tuyến nước mắt ở dưới lông mi). Người bị lẹo sẽ thấy mắt ngứa, đau, mi sưng lên, sau đó khối lẹo trông giống mụn mủ.

- Chắp cũng gây sưng đỏ mi, nhưng khác với lẹo, chắp xảy ra khi một tuyến bã nhờn ở mi bị bít tắc. Những người tuyến mồ hôi nhiều bã nhờn sẽ dễ bị chắp. Người bị chắp có thể bị tái đi tái lại nhiều lần.

- Dị ứng: Dị ứng toàn thân hay dị ứng tại mắt đều có thể gây ngứa ở mắt, mắt đỏ, sưng mi, chảy nước mắt.

- Viêm kết mạc: Khi mắt bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ), mi có thể sưng lên gây khó chịu cho người bệnh.

- Mất ngủ, mệt mỏi: Khi bạn mất ngủ hoặc quá mệt mỏi, mi mắt có thể sưng lên.

- Khóc: Khóc nhiều và trong thời gian lâu sẽ gây sưng mi. Chứng sưng mi này sẽ hết dần sau khi ngừng khóc. Sưng mi mắt sau khi khóc có thể là hậu quả của ứ dịch, do tăng lưu lượng máu đến vùng xung quanh mắt.

- Trang điểm và dùng kem chăm sóc da: Một số người bị kích ứng/dị ứng khi trang điểm hoặc dùng kem dưỡng da dẫn đến mi mắt sưng đỏ và đau.

- Viêm mô tế bào hốc mắt: Đây là một nhiễm trùng sâu trong mô mi mắt, nguyên nhân do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

- Rối loạn nội tiết: Mắc rối loạn nội tiết khiến tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể gây sưng mi và viêm (bệnh Graves).

Cách khắc phục, điều trị sưng mi mắt:

- Trong mọi trường hợp sưng mi, chườm ấm khá hiệu quả để giảm đau. Có thể chườm bằng gạc, khăn ấm, hoặc luộc một quả trứng rồi giữ nguyên vỏ lăn trứng ở vùng mi (quả trứng ấm nóng ở mức cơ thể chịu được).

- Trong các trường hợp sưng mi do mất ngủ hay khóc nhiều, uống nước cũng có thể làm giảm sưng. Nghỉ ngơi hoặc chườm lạnh cũng có tác dụng tương tự.

- Người có cơ địa dị ứng cần tránh các tác nhân dễ gây dị ứng như: bụi, lông vật nuôi, phấn hoa…

- Nếu mi sưng kèm mắt bỏng rát khó chịu, nước mắt nhân tạo có thể làm dịu đi rất nhiều.

- Sưng mi nhẹ có thể tự khỏi. Nhưng sưng mi kèm theo sốt, đau nhiều thì bạn cần đi khám để bác sĩ có chỉ định điều trị.

- Nếu sưng do nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường sẽ phải dùng kháng sinh theo liều chỉ định.

- Nếu sưng mi do rối loạn nội tiết, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật, sau đó điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau.

Một số lưu ý khi dị ứng mắt:

- Khi lên chắp, lẹo, tuyệt đốt không tự nặn vì có thể gây nhiễm trùng nặng. Việc tháo mủ nếu cần thiết phải do bác sĩ chỉ định.

- Nếu phải trang điểm, cần tẩy trang đúng quy trình để hạn chế khả năng gây viêm ở mi gây sưng và phù nề mi.

- Dù bị bệnh hay không, tránh dụi tay vào mắt. Nên rửa tay thường xuyên để tránh vô tình gây nhiễm khuẩn ở mắt.
 

Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Mi mắt dưới bị sưng và đỏ tím có nguy hiểm? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.


Giới thiệu về tôi

An Khang

Chào mừng bạn đã đến với website của tôi. Blog là một trang cá nhân được tổng hợp các tin tức trên mạng bằng công cụ tự động. Tất cả thông tin chỉ mang tinh chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức nào. Nếu bạn có góp ý gì về bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi qua phần Liên Hệ hoặc để lại comment bên dưới.



Scroll to Top