Ngứa cổ họng, ho kéo dài là bệnh gì?

Ngứa cổ họng, ho kéo dài là bệnh gì? nói riêng và bệnh thường gặp nói chung là vấn đề được nhiều người inbox về cho mình trong thời gian gần đây, tuy nhiên lại có quá nhiều thông tin liên quan trên mạng nên phần nào khiến người đọc trở nên khó khăn hơn. Dù là bệnh thường gặp hay không, thì chúng ta cũng không được chủ quan nhé. Tại đây, mình sẽ tổng hợp tự động lại từ các trang thông tin uy tín với mục đích là xây dựng 1 bài viết về Ngứa cổ họng, ho kéo dài là bệnh gì? có ích cho người đọc. Bạn đọc lưu ý rằng, những thông tin tổng hợp dưới đây không được tự ý áp dụng dưới bất kỳ hình thức nào, nếu bạn bị bệnh hãy tới thăm khám tại bệnh viện uy tín, nơi có những bác sĩ chuyên môn.

Em xin trả lời với bác sĩ như sau, Em bị ho từ nhỏ bắt đầu khoảng 8 tuổi. Triệu chứng là ho khan, ngứa cổ họng, lồng ngực cảm giác hơi nặng và mệt, cứ 3-4 tháng là tái phát một lần, mỗi lần ho từ 1 đến 2 tháng mới khỏi. Nhiều lần đi khám bệnh có chụp phim phổi nhưng kết quả bình thường và bác sĩ chỉ chẩn đoán viêm phế quản. Trước đây vào tháng 11/2011 em có phẫu thuật u mỡ ở nách, sau đó bác sĩ cho xét nghiệm thì phát hiện có nang lao (lúc đó em không bị ho gì cả). Theo phác đồ điều trị nang lao thì em dùng thuốc 6 hay 8 tháng gì đó em không nhớ rõ. Sau đó em không đi kiểm tra lại. Một lần là hút phổi có nước trước khi trị nang lao khoảng 2 năm. Trước giờ em không hút thuốc lá. Hiện tại em kinh doanh ở nhà, môi trường sạch sẽ. Nhưng cách nhà em khoảng 200m có một xưởng nhựa mica thỉnh thoảng phát ra mùi rất khó chịu. Xin bác sĩ cho có thể chẩn đoán tình trạng bệnh của em được không ạ?
 

Ngứa cổ họng, ho kéo dài là bệnh gì?

Triệu chứng ho khan, ngứa cổ họng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Với thông tin em cung cấp thì tôi chưa rõ "một lần là hút phổi có nước trước khi trị nang lao khoảng 2 năm" là do nguyên nhân gì, chỉ biết đó là em bị tràn dịch màng phổi. Thứ hai, em đã từng phát hiện có hang lao ở phổi và điều trị 6-8 tháng mà "nhiều lần đi khám bệnh có chụp phim phổi nhưng kết quả bình thường" thì hơi lạ, vì đa số những phim Xquang phổi sau này sẽ vẫn còn hình ảnh của sẹo lao / hang lao cũ. 

Thông tin của em vẫn chưa rõ các loại xét nghiệm và thuốc em đã làm, điều này không phải lỗi của em vì em không phải nhân viện y tế nên em không thể nắm hết được, điều đó cũng là rào cản để tôi chẩn đoán bệnh cho em, mà bệnh của em lại là một mặt bệnh không dễ, bác sĩ cần phải ngồi trao đổi trực tiếp bệnh tình với em, thăm khám, xem lại các xét nghiệm đã làm và đề nghị các xét nghiệm chưa làm nhưng cần làm thì mới chẩn đoán được bệnh. 

Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ em cần được tầm soát bệnh hen suyễn bằng đo chức năng hô hấp và làm test kích thích phế quản, vì một số thể hen không điển hình sẽ gây khó khăn cho chẩn đoán, trong đó có kiểu bệnh giống em. Em nên đến trung tâm Phổi Việt là nơi chuyên về các bệnh lý của hệ hô hấp, để bác sĩ kiểm tra cho em và có hướng xử trí thích hợp, em nhé.

Thân mến.

Đường hô hấp là những đường ống dẫn không khí ra và vào phổi. Với những người bị hen suyễn, đường hô hấp của họ đã bị viêm, trở nên sưng tấy và rất nhạy cảm. Lúc này, chúng có khuynh hướng phản ứng mạnh với một số chất hít được.

Khi đường hô hấp phản ứng, các cơ quanh đường ống sẽ co thắt lại, đường hô hấp cũng bị thu hẹp lại theo và dẫn đến không có nhiều không khí vào được phổi. Các tế bào trong đường hô hấp sẽ tạo ra nhiều đờm (một chất dịch nhầy, dày và dính) hơn bình thường và chất này thì dính nên có thể khiến đường thở hẹp hơn nữa.

Chuỗi phản ứng này sẽ tạo ra các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện mỗi khi đường hô hấp bị viêm.

Đôi khi các triệu chứng của bệnh hen suyễn nhẹ và sẽ tự hết hoặc biến mất sau khi được điều trị một ít với thuốc hen suyễn. Còn với một số trường hợp khác, các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn.

Khi các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn hay xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác thì có nghĩa là bạn đang lên cơn hen suyễn, còn gọi là bộc phát cơn hen hay cơn hen trầm trọng.

Chữa trị các triệu chứng hen suyễn ngay khi bạn nhận biết được là rất quan trọng. Việc này sẽ giữ cho các triệu chứng không diễn tiến nặng hơn và không bị lên cơn hen suyễn nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bệnh nhân bị bộc phát cơn hen một cách gay gắt, họ cần được chăm sóc khẩn cấp, nếu không sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Bệnh hen suyễn chưa có phương pháp chữa trị. Dù bạn cảm thấy tình trạnh sức khỏe của mình đang tốt thì bạn vẫn có thể mắc bệnh và bộc phát bệnh bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, với trình độ và kỹ thuật y khoa hiện hay, phần lớn những người mắc bệnh hen suyễn đều có thể tiết chế được bệnh của mình, nếu có phát bệnh cũng chỉ gặp một ít triệu chứng. Họ có thể sống, hoạt động bình thường và ngủ một giấc dài mà không bị cơn hen suyễn làm gián đoạn.

Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh hen suyễn, hãy chủ động trong việc kiểm soát bệnh của mình. Đồng thời, bạn nên đến gặp bác sĩ thường xuyên để nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất.

Để chẩn đoán bệnh hen suyễn, các bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe của trẻ, các vấn đề về hô hấp và tiểu sử bệnh tình của gia đình. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tình trạng dị ứng, các căn bệnh và vật tiếp xúc có thể gây khó khăn trong việc hô hấp.

Trẻ em sẽ được khám lâm sàng và kiểm tra chức năng của phổi. Để tiến hành, thường thì các bác sĩ sẽ kiểm tra việc hô hấp bằng cách dùng hô hấp kế, một loại máy dùng để phân tích luồng không khí đi qua đường hô hấp.
 

Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Ngứa cổ họng, ho kéo dài là bệnh gì? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.


Giới thiệu về tôi

An Khang

Chào mừng bạn đã đến với website của tôi. Blog là một trang cá nhân được tổng hợp các tin tức trên mạng bằng công cụ tự động. Tất cả thông tin chỉ mang tinh chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức nào. Nếu bạn có góp ý gì về bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi qua phần Liên Hệ hoặc để lại comment bên dưới.



Scroll to Top