Dạ chào bác sĩ ạ, Cháu hay bị nổi nhiệt miệng. Gần đây cháu bị nổi nhiều nhiệt miệng cùng lúc, các nốt nhiệt nhỏ và tụ lại sau đó hết. Trong họng hầu cháu thấy có 2 vệt trắng bám vào họng (sau lưỡi gà). Cháu đi khám ở Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM thì bác sĩ bảo viêm cấp, còn vệt trắng thì không sao cả. Nhưng đến nay gần 03 tuần cháu thấy vệt trắng không hết, nốt nhiệt tiếp tục mọc dưới lưỡi (02 nốt nhỏ) và bờ lưỡi 1 bên bị đỏ (khoảng 2 tuần chưa hết đỏ và không đau) và cũng nổi nhiệt, môi cũng nổi nhiệt. Giờ cháu phát hiện thêm 02 mụn thịt nhỏ trên vòm họng. Cháu rất hoang mang, mong bác sĩ xem xét liệu cháu có mắc bệnh ung thư khoang miệng hay lưỡi không ạ? Cháu phải điều trị thế nào? Cảm ơn bác sĩ ạ.

Nhiệt miệng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Nhiệt miệng thường xuất hiện liên quan tới một số tình trạng như lo lắng, căng thẳng kéo dài, thiếu một số vitamin, viêm nhiễm… Thông thường sang thương sẽ tự khỏi trong 2-3 tuần.
Nếu các vết loét và nốt nhiệt miệng không đỡ mà còn nặng hơn thì em cần quay lại Bệnh viện Răng Hàm Mặt để làm thêm xét nghiệm chẩn đoán loại trừ ung thư em nhé!
Thân mến.
Nhiệt miệng, hay loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Không giống với herpex ở môi, những vết này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan. Nếu cảm thấy tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng và không cần đến bác sĩ, bạn có thể tự điều trị nhiệt miệng tại nhà. Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như: - Nước súc miệng tự làm. Bạn có thể làm hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng bằng hỗn hợp này trong 10 giây. Bạn nên thực hiện mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng. - Chườm lạnh. Đá lạnh có thể giảm đau và sưng, vì vậy khi đặt viên đả nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm. - Không ăn đồ ăn đồ cay nóng, các món nướng và rán. Những món ăn này chỉ làm tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn. - Trà. Sau khi dùng trà túi lọc, thay vì bỏ đi, bạn hãy đắp túi trà vào vết thương. Chất tannin có trong trà có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm. Một số thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của các vết nhiệt miệng: - Súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda - Thoa một lượng nhỏ kem magiê - Tránh các loại thực phẩm mài mòn, có tính axit hoặc cay - Chườm đá vào vết nhiệt miệng - Đánh răng nhẹ nhàng. |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Nhiệt miệng kéo dài là bệnh gì? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.