Chào bác sĩ, Cháu bị ho nhiều và ngứa cổ họng, amidan bị sưng to. Nhưng sau khoảng 2 tháng amidan không sưng to nữa mà hình như nổi hạch lên ở amidan bên trái kèm triệu chứng đau nửa đầu, nhiều đờm và có tình trạng như bị cảm cúm, sổ mũi hơn 3 tuần nay rồi ạ. Em đang uống kháng sinh ạ. Cháu rất lo lắng, mong bác sĩ tư vấn cháu có bị bệnh gì nặng không ạ?

Viêm mũi họng cấp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào Ngọc,
Hiện tại thì em đang bị viêm mũi họng cấp, trước đó 2 tháng thì cũng bị 1 đợt viêm amidan cấp. Tình trạng này có thể do hệ miễn dịch của em suy yếu nên dễ mắc bệnh, có thể do môi trường đang ở bị ô nhiễm tăng thêm, có thể do em bị viêm amidan mạn nên dễ tái đi tái lại...
Trước mắt, em nên khám lại tại chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ kiểm tra cho em và điều trị thuốc thích hợp. Uống kháng sinh liên tục không tốt mà còn là nguyên nhân dễ gây kháng thuốc sau này.
Song song đó, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.
Thân mến.
Viêm mũi họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm mũi họng cấp dễ dàng xuất hiện hơn. Khi mắc các biểu hiện đầu tiên bệnh nhân sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu, mỏi tay chân. Kèm theo các biểu hiện sốt hoặc cao có thể lên đến 39 - 40oC. Bệnh nhân cảm giác ớn lạnh, nuốt đau, người đau mỏi, ăn ngủ kém. Khi mũi bị viêm sẽ sinh ra dịch chảy xuống họng khiến họng rất dễ bị viêm họng. Điều trị bệnh ở đây chủ yếu là điều trị triệu chứng. Dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao từ 38,5 độ trở lên, nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Dùng các thuốc tây y hoặc đông y nếu ho nhiều. Có thể dùng mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho. Cần phải giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày. Tránh quạt máy, máy lạnh, bụi khói, nước đá, thức khuya. Đối với người lớn cần tập thể dục nhẹ nhàng. Không tự ý nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch kéo dài nhất là đối với trẻ em. |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Nổi hạch amidan, đau nửa đầu, sổ mũi có nguy hiểm? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.