Nuốt tăm vào bụng phải làm sao?

Nuốt tăm vào bụng phải làm sao? nói riêng và bệnh thường gặp nói chung là vấn đề được nhiều người inbox về cho mình trong thời gian gần đây, tuy nhiên lại có quá nhiều thông tin liên quan trên mạng nên phần nào khiến người đọc trở nên khó khăn hơn. Dù là bệnh thường gặp hay không, thì chúng ta cũng không được chủ quan nhé. Tại đây, mình sẽ tổng hợp tự động lại từ các trang thông tin uy tín với mục đích là xây dựng 1 bài viết về Nuốt tăm vào bụng phải làm sao? có ích cho người đọc. Bạn đọc lưu ý rằng, những thông tin tổng hợp dưới đây không được tự ý áp dụng dưới bất kỳ hình thức nào, nếu bạn bị bệnh hãy tới thăm khám tại bệnh viện uy tín, nơi có những bác sĩ chuyên môn.

Bác sĩ ơi, cho mình hỏi sau khi ăn cơm trưa xong, mình có ngậm 2/3 cây tăm, không may mình uống nước rồi nuốt phải cây tăm đó, ngày hôm sau mình có đi nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng nhưng không phát hiện ra. Mình thấy bất an nên muốn hỏi và mình chưa sử dụng thuốc nào cả, cảm thấy đau nhẹ nhẹ ở vùng rốn. Bây giờ mình muốn hỏi, mình phải làm thế nào??
 

Nuốt tăm vào bụng phải làm sao?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tăm là một dạng vật chất mà hệ tiêu hóa của sẽ không tiêu hóa hoàn toàn được và sẽ co bóp tống ra ngoài dưới dạng phân. Tăm "mới ngậm" có đầu nhọn và dài quá thì sẽ có nguy cơ mắc kẹt lại trong ống tiêu hóa, có thể gây thủng ống tiêu hóa trên đường đi của nó, nhưng 1 cây tăm đã ngậm, nhai 1 lúc rồi thì mềm hơn và ít có hiện tượng kẹt, chọc thủng ống tiêu hóa hơn. Em đã nội soi thực quản dạ dày tá tràng mà không phát hiện bất thường thì nhiều khả năng đoạn tăm đó đã vào ruột non, tới đây thì khó mà khảo sát tiếp xem đoạn tăm đi tới đâu rồi, triệu chứng đau nhẹ ở rốn chưa chắc gì có liên quan đến đoạn tăm vì có khi lo lắng quá cũng gây khó chịu trong đường ruột chút ít. 

Có phương pháp nội soi đoạn ruột non là dùng viên nang có gắn camera nhưng rất mắc tiền (khoảng vài chục triệu) và có thấy nó thì cũng không thông qua viên nang mà gắp ra được. Chụp Xquang bụng thì không thấy được đoạn tăm đâu vì tăm không có cản tia Xquang. Còn nội soi đại tràng (ruột già, ruột kết) thì không cần thiết vì tăm mà tới được đây rồi thì cũng tống ra ngoài theo phân vì đại tràng khá rộng và trơn, khó mà kẹt lại. Cũng không có thuốc nào làm tiêu được đoạn tăm này, việc uống thuốc xổ là không được khuyến cáo.

Nói tóm lại là chỉ có theo dõi và chờ đợi thôi, đa số các trường hợp là không bị sao cả, khi nào đau bụng nhiều thì khám chuyên khoa Tiêu hóa kiểm tra lại. Em nên bỏ thói quen ngậm tăm vì ngoài nguy cơ nuốt phải tăm thì còn có nguy cơ nhiễm hóa chất trong quá trình làm tăm nữa.
 

Trong rất nhiều trường hợp, hệ tiêu hóa sẽ “giải quyết” vật lạ bị nuốt vào và vật đó sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể. Nhưng trong một số trường hợp khác, vật lạ sẽ bị tắc hoặc gây ra những tổn thương bên trong cơ thể.

Triệu chứng của việc nuốt phải vật lạ rất dễ nhận thấy. Bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng ngay lập tức nếu những đồ vật này làm tắc nghẽn đường thở. Triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

- Hóc/nghẹn
- Khó thở
- Ho
- Khò khè

Các triệu chứng có thể xảy ra khi một đồ vật bị mắc lại trong tực quản hoặc trong ruột bao gồm:

- Nôn mửa
- Chảy  nước dãi
- Nôn khan
- Đau ngực hoặc đau họng
- Không ăn được gì
- Đau bụng
- Sốt

Một vật lạ bị tắc nghẽn trong cơ thể thời gian dài mà không được điều trị có thể sẽ gây nhiễm trùng, ví dụ như viêm phổi sặc tái phát. Tình trạng này có thể để lại hậu quả là đau ngực, ho có đờm và khò khè. Đôi khi, sốt cũng sẽ đi kèm với các triệu chứng trên.

Nếu bạn nghi ngờ nuốt phải vật lạ, hãy đến ngay bệnh viện. Bác sỹ sẽ tiến hành chụp X quang để tìm ra vị trí vật lạ hoặc soi phế quản để có thể nhìn được sâu hơn vào trong khí quản nếu người bệnh không thể thở được. 

Điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người.

Điều trị cấp cứu

Nếu nạn nhân không thể thở được do đường thở bị tắc nghẽn, thì sẽ cần phải điều trị cấp cứu. Vật lạ có thể sẽ được loại bỏ ra khỏi đường thở bằng việc thổi ngạt, dùng liệu pháp Hemlich hoặc cấp cứu CPR.

Các vật nhọn có thể sẽ đâm vào thực phản hoặc ruột. Những viên pin nhỏ, như pin đồng hồ đeo tay, sẽ gây ra các tổn thương mô. Những đồ vật này nên được loại bỏ ra ngoài ngay lập tức. Tìm kiếm sự giúp đỡ ngay nếu bạn gặp phải các tình huống này.

Chăm sóc tại nhà

Nếu nạn nhân không hóc phải vật lạ mà có thể đã nuốt được vật đó, bác sỹ có thể sẽ quyết định là nên đợi để xem cơ thể có thể tự loại bỏ vật đó một cách bình thường không. Bạn nên theo dõi các triệu chứng, như nôn mửa, sôts hoặc đau. Bạn cũng nên theo dõi phân để xem xem liệu vật đó đã được loại bỏ ra ngoài hay chưa.

Phẫu thuật

Bác sỹ sẽ điều trị ngay lập tức nếu vật lạ gây ra đau đớn hoặc gây tổn thương thực phản hoặc ruột. Tình trạng này có thể sẽ cần phải phẫu thuật mở hoặc mổ nội soi để loại bỏ vật lạ ra ngoài mà không gây tổn thương ruột hoặc thực quản.
 

Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Nuốt tăm vào bụng phải làm sao? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.


Giới thiệu về tôi

An Khang

Chào mừng bạn đã đến với website của tôi. Blog là một trang cá nhân được tổng hợp các tin tức trên mạng bằng công cụ tự động. Tất cả thông tin chỉ mang tinh chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức nào. Nếu bạn có góp ý gì về bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi qua phần Liên Hệ hoặc để lại comment bên dưới.



Scroll to Top