Thưa bác sĩ, em mang thai đến tháng thứ 4 thì bắt đầu xuất hiện những lằn da màu trắng. Em nghe nói một số phương pháp có thể khắc phục như xông hơi, thoa kem, ăn đủ chất. Xin hỏi bác sĩ, những phương pháp này có hiệu quả không? Nếu có thì với mẹ bầu như em cần xông hơi sao cho hiệu quả? Ăn đủ chất là ăn những gì, bổ sung các chất nào? Em cảm ơn bác sĩ.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hồng Hạnh thân mến,
Trong những phương pháp bạn đề ra như xông hơi, ăn đủ chất, thoa kem... thì tựu chung mục đích vẫn là tăng độ đàn hồi, tăng khả năng co giãn của làn da để thích nghi với sự tăng trọng lượng của em bé. Đối với xông hơi thường có công hiệu trong giải cảm giúp cảm thấy khỏe hơi. Đây được xem như một biện pháp thư giãn, phục hồi làn da, trao đổi chất qua lỗ chân lông. Tuy nhiên, trong y học hiện đại, phương pháp xông hơi không được đề cập đến trong việc phòng ngừa rạn da.
Thoa kem là vấn đề hàng đầu, biện pháp chủ yếu để hạn chế tình trạng tăng cân, rạn da. Bạn nên chọn loại kem an toàn cho bà bầu và thai nhi, có hoạt chất hiệu quả làm mềm mại, tăng độ ẩm cho làn da mà vẫn giữ được sự thoải mái, không bị bết dính, làm khô da.
Về dinh dưỡng là cần thiết cho cả quá trình mang thai, quan trọng đối với sức khỏe cả mẹ và bé chứ không chỉ riêng là làn da. Bổ sung đầy đủ các chất, đặc biệt là chất đạm, không kiêng khem triệt để chất béo bởi chất béo có lợi cũng cần thiết để thúc đẩy chuyển hóa cho mẹ và con, uống đủ nước, ăn đủ rau xanh, trái cây. Khối lượng dinh dưỡng phải tính toán hợp lý theo từng thời kỳ mang thai để phù hợp với sự phát triển của bé.
Vết rạn da xuất hiện khi trọng lượng cơ thể bạn bắt đầu tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da. Hai khu vực thường có nhiều vết rạn da nhất trong thời gian mang thai là ngực và bụng, tiếp đến là cánh tay, mông và bắp đùi. Các vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ và từ từ chuyển thành màu xám hoặc đen sau khi mẹ bầu sinh con.
Theo nghiên cứu, 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng rạn da vào khoảng tháng thứ 6 - 7 của thai kỳ.
Yếu tố di truyền đóng vai trò không nhỏ trong việc quyết định liệu bạn có bị rạn da hay không. Nếu mẹ bạn từng bị rạn da khi mang thai, bạn có nguy cơ gặp tình trạng tương tự.
Màu sắc của các vết rạn sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người. Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, nếu da bạn sáng màu, các vết rạn thường màu hồng. Đối với phụ nữ có làn da sẫm màu hơn, vết rạn thường sáng hơn màu da của họ.
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Phương pháp chống rạn da cho bà bầu? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.