Sưng đau khớp tay chân, khó thở phải làm sao?

Sưng đau khớp tay chân, khó thở phải làm sao? nói riêng và bệnh thường gặp nói chung là vấn đề được nhiều người inbox về cho mình trong thời gian gần đây, tuy nhiên lại có quá nhiều thông tin liên quan trên mạng nên phần nào khiến người đọc trở nên khó khăn hơn. Dù là bệnh thường gặp hay không, thì chúng ta cũng không được chủ quan nhé. Tại đây, mình sẽ tổng hợp tự động lại từ các trang thông tin uy tín với mục đích là xây dựng 1 bài viết về Sưng đau khớp tay chân, khó thở phải làm sao? có ích cho người đọc. Bạn đọc lưu ý rằng, những thông tin tổng hợp dưới đây không được tự ý áp dụng dưới bất kỳ hình thức nào, nếu bạn bị bệnh hãy tới thăm khám tại bệnh viện uy tín, nơi có những bác sĩ chuyên môn.

Xin chào bác sĩ, Mẹ tôi 51 tuổi, thường bị đau nhức cả người, thường sưng, đỏ nóng, đau ở khớp tay và chân, di chuyển rất khó khăn, ngay cả khi tiểu cũng không ngồi xổm được (từng đi khám bác sĩ chẩn đoán là viêm tĩnh mạch, viêm đa khớp dạng thấp). Mỗi khi nằm hoặc ngồi dậy, đi lại rất mệt ở vùng ngực, thở khó (đã khám không có vấn đề về tim và phổi). Bệnh như vậy đã kéo dài gần 4 năm rồi. Vậy mẹ tôi nên khám như thế nào để trị cho đúng ạ? Rất mong sự giúp đỡ từ bác sĩ.
 

Sưng đau khớp tay chân, khó thở phải làm sao?

Bệnh viêm khớp dạng thấp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


 

Chào bạn,

Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn (bất thường của hệ miễn dịch trong cơ thể), thường gây sưng viêm các khớp nhỏ ngoại vi. Nếu không điều trị đúng có thể dẫn đến hỏng khớp và tàn phế. Các rối loạn tự miễn dịch của viêm khớp dạng thấp góp phần làm tăng rối loạn chức năng nội mô, stress oxy hóa, gây kích hoạt và di chuyển của bạch cầu trong mạch máu… làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và trong một số trường hợp là bệnh lý của phổi (hiếm hơn). 

Điều trị bệnh tim mạch cần tìm được nguyên nhân chính xác và can thiệp, bao gồm cả thay đổi thói quen ăn uống, tăng cường tập luyện thể dục và điều trị bằng thuốc. Đối với người mắc bệnh khớp điều này càng khó điều chỉnh hơn. 

Do đó, bạn cần đưa mẹ đến khám bệnh viện lớn có chuyên khoa Cơ Xương Khớp và Tim Mạch để tầm soát các biến chứng của bệnh và điều trị càng sớm càng tốt bạn nhé!

Thân mến.

Bệnh viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Bệnh gây ra do tình trạng rối loạn tự miễn của cơ thể. Viêm cũng xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như phổi, mắt, tim, mạch máu, da và dây thần kinh nhưng khá hiếm.

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật của bạn như viết, mở chai lọ, mặc quần áo và mang vác đồ vật. Viêm khớp mắt cá, khớp gối hoặc khớp bàn chân có thể gây khó khăn cho bạn khi đi đứng và cúi người.

Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và xơ cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài. Tình trạng xơ cứng khớp thường đỡ hơn khi bạn cử động. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và nhanh hết.

Những triệu chứng khác bao gồm: bỏng hoặc ngứa mắt, mệt mỏi, nổi nhọt ở chân, chán ăn, ngứa ran và tê, nhịp thở ngắn, nốt sần da, yếu và sốt cao. Khớp có thể bị đỏ, sưng tấy, nóng, mềm và biến dạng.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng viêm khớp dạng thấp của mình nếu bạn lưu ý những điều sau đây:

- Dùng thuốc theo chỉ định;
- Giảm cân nếu bị thừa cân;
- Trò chuyện hay đọc sách, nghe nhạc, yoga để giảm stress;
- Tập thể dục thường xuyên. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết bài tập và cường độ tập thích hợp;
- Bạn phải đi khám ngay hoặc cấp cứu nếu bị sốt cao cùng với khớp bị nóng, tấy đỏ;
- Bạn không được uống rượu quá mức khi đang điều trị.
 

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính. Bệnh có những đợt cấp gây viêm, đau khớp và giai đoạn lui bệnh sau khi điều trị. Các biện pháp chữa trị hiện tại chủ yếu là kéo dài thời gian lui bệnh, hạn chế tái phát đợt cấp nặng và ngăn ngừa biến dạng khớp. Có nhiều thuốc điều trị đợt cấp của bệnh cũng như điều trị duy trì. Các thuốc giảm đau thường được kê toa có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm triệu chứng nhưng đều có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, do đó bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc này mà cần có sự kê toa của bác sĩ để cho ra một phác đồ điều trị hợp lý. 

Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Sưng đau khớp tay chân, khó thở phải làm sao? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.


Giới thiệu về tôi

An Khang

Chào mừng bạn đã đến với website của tôi. Blog là một trang cá nhân được tổng hợp các tin tức trên mạng bằng công cụ tự động. Tất cả thông tin chỉ mang tinh chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức nào. Nếu bạn có góp ý gì về bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi qua phần Liên Hệ hoặc để lại comment bên dưới.



Scroll to Top