Chào bác sĩ, Em đi chuyền dịch đã gần 2 tháng nay rồi. Khi truyền dịch em có bị tê, y tá bảo không sao, nhưng đến nay gần 2 tháng tay em bị sưng 1 mạch máu dài 1cm ở trên cổ tay, ấn mạnh thì có đau nhẹ. Cho em hỏi em bị gì và cách làm hết sưng ạ?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Lựa chọn đường tiêm truyền tĩnh mạch có nhiều lợi ích cũng như 1 số biến chứng đi kèm. Thông thường, những tai biến khi truyền dịch, tiêm thuốc tĩnh mạch như trật ven, viêm tĩnh mạch chỉ kéo dài vài giờ, hay vài ngày là tự hết.
Triệu chứng em miêu tả hơi "lạ" vì kéo dài 2 tháng không hết, và bị "sưng 1 mạch máu dài 1 cm" ở cổ tay, có trường hợp người bệnh bị lầm tưởng tĩnh mạch nổi gồ trên da do ốm (hay gầy) đi với bệnh lý. Do đó, bác sĩ cần phải thăm khám trực tiếp cho em thì mới xác định được đây có phải là biến chứng truyền dịch hay không. Em cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí thích hợp, em nhé. Em đăng ký khám tại phòng khám nội tổng quát là được.
Truyền dung dịch vào tĩnh mạch là đưa vào cơ thể bệnh nhân qua đường tĩnh mạch một khối lượng lớn dung dịch và thuốc. Truyền dịch tĩnh mạch là qui trình kỹ thuật điều dưỡng thường được thực hành trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Hiệu quả chăm sóc điều trị cao do thuốc được đưa nhanh vào cơ thể, những cũng hay có những tai biến, biến chứng. Những tai biến xảy ra khi truyền dịch tĩnh mạch: - Dịch không chảy, phồng nơi tiêm: Nếu dịch không chảy ra, thuốc không vào được cơ thể bệnh nhân có thể gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân, đặc biệt là trong những trường hợp cấp cứu, bệnh nhân nặng. - Phồng nơi tiêm do thuốc thoát ra ngoài vì kim tiêm ra ngoài thành mạch hoặc kim chưa vào sâu trong lòng mạch, do tĩnh mạch bị vỡ phải truyền lại, hoặc truyền chỗ khác. Dung dịch ưu trương thoát ra ngoài thì phải ngừng truyền ngay, báo cho bác sĩ. Nếu chỗ truyền phồng to, bệnh nhân kêu đau buốt. - Bệnh nhân bị sốc: Có thể do dịch, do những yếu tố gây sốc của dây truyền, hoặc do tốc độ truyền quá nhanh... Triệu chứng: bệnh nhân đang truyền thấy khó thở, rét run, vã mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt (huyết áp tâm thu ≤ 80mmHg). - Phù phổi cấp: Là tai biến nặng do truyền nhanh khối lượng lớn dịch truyền hoặc truyền với tốc độ nhanh ở bệnh nhân cao huyết áp, suy tim. |
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Tay bị sưng đau sau khi truyền dịch có bình thường? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.