Uống thuốc Daflon có ảnh hưởng gì không?

Uống thuốc Daflon có ảnh hưởng gì không? nói riêng và bệnh thường gặp nói chung là vấn đề được nhiều người inbox về cho mình trong thời gian gần đây, tuy nhiên lại có quá nhiều thông tin liên quan trên mạng nên phần nào khiến người đọc trở nên khó khăn hơn. Dù là bệnh thường gặp hay không, thì chúng ta cũng không được chủ quan nhé. Tại đây, mình sẽ tổng hợp tự động lại từ các trang thông tin uy tín với mục đích là xây dựng 1 bài viết về Uống thuốc Daflon có ảnh hưởng gì không? có ích cho người đọc. Bạn đọc lưu ý rằng, những thông tin tổng hợp dưới đây không được tự ý áp dụng dưới bất kỳ hình thức nào, nếu bạn bị bệnh hãy tới thăm khám tại bệnh viện uy tín, nơi có những bác sĩ chuyên môn.

Xin chào bác sĩ, Cháu tôi bị thần kinh toạ và co cơ một bên chân của nó đi hơi lệch so với chân bên kia, nó thường xuyên bị tê mỏi nhiều, nhất là vào mùa đông và nó bị giãn tĩnh mạch chân ở đoạn gần đầu gối. Bác sĩ tây y kê cho cháu tôi thuốc uống tĩnh mạch Daflon 500mg, 180 viên ngày uống 2 viên/ 2 lần uống trong 3 tháng. Chị hàng xóm gần nhà tôi cũng bị giãn tĩnh mạch ở chân, dẫn đến chân phù đau. Chị có người anh làm bác sĩ và khuyên không nên uống thuốc Daflon sẽ bị giòn xương mà bảo cháu tôi nên uống sang thuốc Ginkor fort sẽ tốt hơn. Xin hỏi bác sĩ uống thuốc Daflon có bị giòn xương không và cháu tôi có nên uống Dafflon không?
 

Uống thuốc Daflon có ảnh hưởng gì không?

Thuốc Daflon được dùng trong điều trị các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch và triệu chứng của bệnh trĩ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Thuốc Daflon là thuốc trợ tĩnh mạch, có tác dụng giảm tính căng giãn của tĩnh mạch và làm giảm ứ trệ ở tĩnh mạch. Thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng có liên quan đến suy tuần hoàn tĩnh mạch bạch huyết (nặng chân, đau, chân khó chịu vào buổi sáng sớm) hoặc các dấu hiệu chức năng có liên quan đến cơn đau trĩ cấp.

Tác dụng phụ của thuốc nhẹ và ít gặp, bao gồm rối loạn tiêu hóa và rối loạn thần kinh thực vật nhẹ, chưa có báo cáo nào gây loãng xương hay xốp xương. Ginkor fort cũng có thành phần các thuốc trợ tĩnh mạch, nhưng bằng chứng yếu hơn so với daflon. Thuốc chống chỉ định trong trường hợp có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp nặng, có thể gây ra phản ứng doping (+) ở vận động viên.

Tuy nhiên, bác sĩ cũng xin nhắc nhở thêm giữa đau thần kinh toạ và suy van tĩnh mạch chi dưới là hai bệnh lý khác nhau. Điều quan trọng là cần phải đưa ra chẩn đoán chính xác thì điều trị mới hiệu quả.

Do đó, bạn nên đưa người nhà đến khám cả chuyên khoa Cơ Xương Khớp và Mạch máu để được kê toa thuốc phù hợp nhất. Không nên tự ý mua thuốc hoặc nghe theo người quen vì bệnh mỗi người mỗi khác, không ai giống ai, thuốc có thể tốt với người này nhưng gây hại cho người khác.

Hệ thống tĩnh mạch ở chân sẽ dẫn máu từ chân trở về tim nhờ hoạt động bình thường của hệ thống van tĩnh mạch chi dưới, sức hút của tim và sức hút của phổi cũng như hoạt động bình thường của cơ vùng bàn chân, cẳng chân và vùng đùi.

Theo ThS.BS. Trịnh Xuân Cường, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính là tình trạng máu trong lòng tĩnh mạch không theo dòng chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên gây ứ máu ở chân do các van tĩnh mạch đóng không kín.

Biểu hiện của bệnh thường là tĩnh mạch chân giãn lớn, nổi trên mặt da; với một số người có thể không thấy bất thường gì ở chân nhưng với phần lớn sẽ có biểu hiện: đau chân, nặng chân, tê bì hay chuột rút và khó chịu ở chân.

Đôi khi suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn: loét chân, hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch giãn hoặc vỡ mạch gây chảy máu. Tuy nhiên, những điều này ít khi xảy ra.

Giãn tĩnh mạch là biến đổi bất thường (do giãn bệnh lý của một hoặc nhiều tĩnh mạch nông) đôi khi chỉ là vấn đề về mặt thẩm mỹ, nhưng thông thường đó là một biểu hiện nhẹ và thường gặp của suy tĩnh mạch chi dưới.

Để điều trị cải thiện bệnh, bạn nên:

- Thay đổi lối sống, ăn uống, luyện tập.

- Đi tất áp lực phù hợp.

- Sử dụng các thuốc trợ tĩnh mạch.

- Điều trị can thiệp/phẫu thuật cho những trường hợp cần thiết.
 

Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào trong vấn đề Uống thuốc Daflon có ảnh hưởng gì không? chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ phản hồi lại ngay.
Bệnh thường gặp nếu không điều trị sớm và dứt điểm rất có thể trở lên nặng hơn, vì vậy hãy tới thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giúp đỡ nhé.
Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.


Giới thiệu về tôi

An Khang

Chào mừng bạn đã đến với website của tôi. Blog là một trang cá nhân được tổng hợp các tin tức trên mạng bằng công cụ tự động. Tất cả thông tin chỉ mang tinh chất tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức nào. Nếu bạn có góp ý gì về bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi qua phần Liên Hệ hoặc để lại comment bên dưới.



Scroll to Top